Toàn bộ chuỗi sự kiện gồm 18 hoạt động được tổ chức theo các chủ đề như: Thử tài của bé; Bé với nghệ thuật; Lớp học thầy đồ; Bác nông dân tài giỏi; Color Kid... với mục tiêu giúp các con phát triển ngôn ngữ ở các kỹ năng nghe nói, đọc, viết gắn với các trò chơi thú vị. Từ đó, phát triển tính mạnh dạn, tự tin, kỹ năng hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm cho các bé.
Biên soạn sách giáo khoa phải đảm bảo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 3 Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT, việc biên soạn sách giáo khoa phải đảm bảo nguyên tắc như sau:
- Phù hợp với quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam; tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam.
- Cụ thể hóa mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông; bảo đảm tính liên thông giữa các cấp học, lớp học, môn học và hoạt động giáo dục.
- Gắn với điều kiện cụ thể của Việt Nam và phù hợp với xu thế giáo dục tiên tiến trên thế giới, bảo đảm tốt nhất lợi ích của người học.
Ngày hội STEAM diễn ra trong 2 ngày 13 - 14 / 2 / 2023 tại trường MN Yên Nghĩa I
Nguyên tắc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông như thế nào?
Theo Điều 2 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT, nguyên tắc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông được quy định cụ thể như:
- Lựa chọn sách giáo khoa trong danh mục sách giáo khoa đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt để sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục.
- Mỗi khối lớp lựa chọn 01 sách giáo khoa cho mỗi môn học, hoạt động giáo dục (bao gồm các nội dung, chuyên đề học tập lựa chọn nếu có) được thực hiện ở cơ sở giáo dục.
- Việc lựa chọn sách giáo khoa bảo đảm thực hiện dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, vì quyền lợi của học sinh.
Mẫu Bài viết về ngày hội đọc sách ngắn gọn năm 2024 dành cho học sinh?
Ngày hội đọc sách là sự kiện được tổ chức nhằm khuyến khích, phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, tạo dựng môi trường đọc thuận lợi, hình thành thói quen đọc sách trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức; góp phần xây dựng xã hội học tập.
Mặt khác, hằng năm, ngày hội đọc sách thường được tổ chức vào dịp 21/4 là Ngày Sách Việt Nam.Theo đó, vào ngày 4/2/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định lấy ngày 21/4 là Ngày Sách Việt Nam và năm 2021 đổi thành Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam.
Chuỗi hoạt động của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam được tổ chức trong suốt tháng 4/2024, trong đó trọng tâm từ ngày 17/4 đến ngày 1/5 với các sự kiện tại Văn Miếu Quốc Tử Giám nổi bật như: Triển lãm, Hội Sách chào mừng với chủ đề về đất nước con người Việt Nam trên các phiên bản điện tử hiện đại và các ấn bản trực tiếp.
Dưới đây là mẫu Bài viết về ngày hội đọc sách ngắn gọn năm 2024 dành cho học sinh
*Lưu ý: Mẫu Bài viết về ngày hội đọc sách ngắn gọn năm 2024 dành cho học sinh chỉ mang tính chất tham khảo!
Bao đời nay, sách luôn được trân trọng như một kho tàng tri thức vô giá, là người bạn đồng hành không thể thiếu trên con đường học tập và trưởng thành của mỗi con người.
Từ xa xưa, việc đọc sách được xem như một hành vi thanh tao, thể hiện phẩm chất cao quý và phong thái của bậc trí thức. Người ta đọc sách để trau dồi kiến thức, thẩm thấu triết lý sống, rèn luyện đạo đức và học hỏi kinh nghiệm trong mọi lĩnh vực của đời sống. Song song với mục đích học tập, sách còn là nguồn giải trí tinh thần, giúp con người tìm kiếm niềm vui, thưởng thức cái đẹp và chiêm nghiệm những giá trị nhân văn sâu sắc qua ngòi bút tài hoa của các nhà văn, nhà thơ.
Có thể nói sách là chìa khóa vạn năng mở ra cánh cửa kỳ diệu dẫn đến kho tàng tri thức và thế giới tâm hồn phong phú của con người. Sách là người thầy thầm lặng dẫn dắt ta trên con đường học vấn, thắp sáng cho ta ngọn lửa tri thức, khuyến khích ta sống hướng thiện và hy sinh vì những điều cao đẹp.
Hơn thế nữa, sách còn là người bạn tâm giao luôn sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn sâu kín trong tâm hồn mỗi người. Sách đến với ta bằng những trang viết đầy cảm xúc, giúp ta tiếp thu những tri thức mới mẻ, kích thích ta suy ngẫm và bộc lộ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân qua việc viết và chia sẻ những trải nghiệm của mình.
Trong những năm qua, các trường học đã không ngừng triển khai nhiều hoạt động thiết thực và phong phú nhằm khuyến khích học sinh hình thành thói quen đọc sách. Như xây dựng thư viện đẹp, trang trí lớp học tạo môi trường đọc sách thân thiện, thu hút học sinh. Tổ chức các buổi giới thiệu sách, tọa đàm về văn hóa đọc, khuyến khích học sinh chia sẻ cảm nhận về sách đã đọc. Quyên góp sách, xây dựng thư viện thân thiện để giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận với sách. Hay khuyến khích học sinh đọc sách mỗi ngày, xây dựng các góc đọc trong lớp học, thư viện.
Hằng năm, vào ngày 21/4, nhà trường luôn hân hoan tổ chức Ngày Hội Đọc Sách dành cho toàn thể cán bộ giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh với những mục đích cao đẹp.
Thứ nhất, tôn vinh giá trị của sách bởi sách là nguồn tri thức vô tận, là người bạn đồng hành không thể thiếu trên con đường học tập và trưởng thành của mỗi người. Ngày Hội Đọc Sách là dịp để chúng ta bày tỏ sự trân trọng đối với sách, với những giá trị mà sách mang lại cho cuộc sống.
Thứ hai, phát triển văn hóa đọc hình thành thói quen đọc sách mỗi ngày, rèn luyện kỹ năng đọc sách hiệu quả, từ đó nâng cao kiến thức, bồi dưỡng tâm hồn và phát triển tư duy của học sinh.
Thứ ba, xây dựng thế hệ đọc có hiệu quả rèn luyện khả năng tư duy phản biện, sáng tạo, bồi dưỡng tâm hồn và đạo đức. Cụ thể, Ngày Hội Đọc Sách hướng đến xây dựng thế hệ học sinh biết đọc, biết suy nghĩ, biết sáng tạo, góp phần xây dựng đất nước trong tương lai.
Như vậy, có thể thấy đọc sách từ lâu đã trở thành một nhu cầu thiết yếu trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong môi trường học đường. Sách không chỉ giúp học sinh trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng mà còn hình thành nhân cách, nuôi dưỡng giá trị nhân văn và rèn luyện tư duy độc lập.
Ngoài ra, ngày nay, việc đọc sách càng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết với sự đa dạng của các định dạng sách, từ sách giấy truyền thống đến sách điện tử tiện lợi. Mỗi người cần tạo cho mình thói quen đọc sách mỗi ngày để bồi dưỡng trí tuệ, kiến thức và làm phong phú thêm tâm hồn của bản thân. Hãy biến việc đọc sách trở thành niềm vui, sở thích và một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người.
Mẫu Bài viết về ngày hội đọc sách ngắn gọn năm 2024 dành cho học sinh? Biên soạn sách giáo khoa phải đảm bảo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)