Phạm Thị Mỹ Duyên - người mẫu được biết đến nhiều với cái tên "10X mũi không xương" đang trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều người có ngoại hình khác biệt trở nên tự tin, lạc quan hơn. Thay vì tự ti bởi những nét khác lạ của cơ thể, Mỹ Duyên biến tất cả thành ưu điểm, giúp bản thân trở nên nổi bật hơn - không hoàn hảo nhưng là duy nhất.
Cách nào để chẩn đoán và điều trị?
Để chẩn đoán chính xác các bệnh lý liên quan tới bệnh phổi, các bác sĩ thường sử dụng các phương pháp kiểm tra thể trạng, căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng: Chụp chiếu bằng Xquang vùng ngực, chụp cắt lớp vi tính (CT-Scanner), chụp cộng hưởng từ (MRI)…
Phương pháp điều trị bệnh phổi gồm nội khoa và ngoại khoa. Nội khoa như sử dụng thuốc kháng sinh, chống viêm... Bên cạnh đó, phương pháp điều trị bằng Đông y như thuốc nam, thuốc bắc; tập luyện hít thở cũng được áp dụng điều trị các bệnh lý liên quan tới phổi. Ngoại khoa như phẫu thuật u phổi…
0%0% found this document useful, Mark this document as useful
0%0% found this document not useful, Mark this document as not useful
Khi phổi bị tổn thương sẽ dẫn tới một số vấn đề như:
Hen suyễn: Là hiện tượng đường thở bị viêm, nhiễm trùng, đôi khi có những cơn co thắt gây khò khè và khó thở cho người bệnh do phổi gây ra.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): Một bệnh lý ở phổi gồm có hai bệnh lý chính là viêm phế quản mãn tính và khí phế thũng. Bệnh COPD này khiến cho bạn có cảm giác khó thở và khó chịu. Với bệnh lý khí phế thũng còn làm máu có nhiều carbondioxide hơn là ôxy.
Viêm phế quản: Là tình trạng viêm của lớp niêm mạch trong ống phế quản. Nguyên nhân chủ yếu của căn bệnh này là do nhiễm trùng đường hô hấp như lạnh, virus, vi khuẩn.
Xơ nang phổi: Đây là kết quả chất nhầy tích lũy trong nhiễm trùng phổi được lặp đi lặp lại.
Bên cạnh đó, bệnh phổi còn ảnh hưởng tới các phế nang gây viêm phổi, bệnh lao, ung thư phổi, ho dị ứng, hội chứng suy hô hấp cấp tính… Hoặc tác động xấu tới mạch máu gây tắc mạch phổi, tăng huyết áp động mạch phổi. Ngoài ra, có thể ảnh hưởng đến màng phổi gây tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, ung trung biểu mô...
Những dấu hiệu cảnh báo khi có vấn đề ở phổi
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng ho như do thời tiết, do dị ứng… Nhưng nếu ho nhiều, dai dẳng dẫn đến đau đầu, khàn giọng hay khó thở, ho liên tục kèm theo dịch nhày, máu hoặc sốt… thì cần phải cảnh giác. Bởi đây có thể là triệu chứng của bệnh tại phổi như viêm phổi, nhiễm trùng phổi, ung thư phổi… Khi ho có đờm nhiều (đường hô hấp sản xuất chất nhày quá mức) kết hợp với thở khò khè, hoặc khó thở có thể là dấu hiệu của COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính). Nếu bạn bị ho có đờm kéo dài hơn 3 tháng thì bạn cần đi khám vì đây có thể là một dấu hiệu của bệnh viêm phế quản mạn tính.
Tình trạng thở khò khè là do luồng không khí di chuyển trong quá trình hô hấp bị cản trở. Điều này xảy ra do một vật nào đó chặn đường hô hấp. Đây là dấu hiệu có thể cảnh báo bạn đang phải đối mặt với tình trạng hen suyễn, khí phế thũng hoặc tràn khí màng phổi…
Phổi là bộ phận bên trong lồng ngực, nếu tình trạng đau tức ngực diễn ra đó có thể là dấu hiệu bệnh phổi. Viêm kích thích niêm mạc bên trong lồng ngực có thể gây đau ngực (viêm màng phổi). Khi phổi có một khoang bị vỡ, khiến khí tràn vào khoang ngực quanh phổi, gây ra cơn đau. Nếu gặp phải một cơn đau nhói mạnh trong lồng ngực khi thở, ho hoặc hắt hơi... Đây là những dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng phổi do vi khuẩn hoặc virus. Trong trường hợp hiếm đây có thể là những dấu h iệu của việc xuất hiện một cục máu đông trong động mạch phổi, ngăn chặn lưu lượng máu đến phổi và làm tắc phổi. Cơn đau ngực do phổi có thể rất dữ dội, nhất là khi cúi xuống hay nâng nhấc vật gì đó hoặc thậm chí ngay cả khi ho hay cười cũng gây đau. Ngoài ra, những dấu hiệu đau dai dẳng ở lồng ngực cũng có thể báo hiệu bệnh lý nghiêm trọng hơn là ung thư phổi cần được chú ý.
Làm việc trong môi trường ô nhiễm dễ dẫn đến bệnh về phổi.
Những thay đổi trong màu sắc của đờm có thể tiết lộ rất nhiều điều báo biệu về sức khoẻ, từ nhiễm vi khuẩn cho đến tình trạng viêm phổi, trong đó đờm có máu có thể là dấu hiệu của bệnh lao. Vì vậy, người bệnh cần lưu ý về màu sắc của đờm này.
Tế bào máu đỏ vốn mang ô xy tới các mô trong cơ thể, khiến da dẻ người khoẻ mạnh trở nên hồng hào. Tuy nhiên khi lượng ô xy đưa vào cơ thể bị thiếu hụt, những bộ phận như môi, ngón tay, chân nhanh chóng bị biến sắc, mất đi sự hồng hào. Những người bị phổi ở giai đoạn nghiêm trọng da sẽ trở nên xanh xao.
Tự nhiên chúng ta cảm thấy mệt mỏi với công việc mà hàng ngày chúng ta vẫn làm. Không được chủ quan các bạn nhé, bởi rất có thể bạn đang có vấn đề tại phổi. Nguyên nhân là do các tế bào cần oxy để tạo ra năng lượng giúp cơ thể hoạt động hiệu quả. Khi phổi không cung cấp đủ oxy cho cơ thể, bạn phải làm việc gắng sức, gây mệt mỏi, uể oải.