Trong bài viết hôm nay, hãy cùng trường F tìm hiểu về chàng trai xứ Nghệ này nhé!
Học giỏi sẽ không lo chuyện học phí
Trong khi đó, PGS.TS Bùi Hoài Thắng - trưởng phòng đào tạo Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) - nhận thấy nam sinh Nguyễn Quốc Cường hứng thú với lĩnh vực công nghệ thông tin. Do vậy, nếu chọn học ngành marketing và học thêm về công nghệ thông tin để bổ trợ cho ngành marketing thì sẽ có nhiều lợi thế.
"Học đại học là sự đầu tư về học phí, sinh hoạt phí, thời gian… để nhận lại trí lực. Nhiều bạn băn khoăn có nên học đại học hay khởi nghiệp luôn. Xem lại tất cả các yếu tố có thể thấy, với học đại học hiện nay học phí không phải là chuyện lớn.
Hiện có rất nhiều học bổng, hỗ trợ học phí từ Nhà nước, các trường, doanh nghiệp… Chỉ cần học giỏi thì không lo chuyện học phí. Thật ra học phí hiện nay không cao so với mức thu nhập của sinh viên sau khi ra trường có việc làm tốt", thầy Thắng khẳng định.
TS Trần Viết Thiện - phó hiệu trưởng Trường đại học Khánh Hòa - cho biết ông rất cảm động trước tâm nguyện xây căn nhà cho ông bà của bạn Hoài Lộc và từ đó có định hướng chọn ngành xây dựng.
"Khi có đam mê, sở trường và động cơ lựa chọn ngành nghề như vậy sẽ có nhiều cơ hội thành công. Trước tiên bạn cần nỗ lực học tập, đồng thời lựa chọn tổ hợp môn xét tuyển vào ngành xây dựng, chọn trường phù hợp với khả năng của mình để thi đậu đại học. Sau này ra trường, lương chỉ là một phần, bạn có thể tạo ra nhiều giá trị khác trong công việc", thầy Thiện nói.
Học sinh đến nghe tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp sáng 19-2 - Ảnh: DUYÊN PHAN
Rất đông học sinh từ các trường THPT đến Trường đại học Khánh Hòa để nghe tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp sáng 19-2 - Ảnh: DUYÊN PHAN
Chương trình do báo Tuổi Trẻ, Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa, Tỉnh đoàn Khánh Hòa, Trường đại học Khánh Hòa phối hợp tổ chức, với sự đồng hành của Tập đoàn Vingroup.
Ở thời bố mẹ chúng ta, du lịch thường xếp dưới cùng của bảng xếp hạng những thứ cần chi tiêu. Nhưng với người trẻ thời nay, họ thậm chí chấp nhận cắt giảm chi tiêu ăn uống (60%), mua sắm (57%) để được vi vu đến vùng đất mới. (Theo báo cáo về Hành vi du lịch tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương 2024 của Hilton)
Hoặc như Vừng, cô bạn có cách khám phá thế giới theo cách rất riêng.
“Bố mẹ mình làm quân nhân nên sẽ không xin được giấy phép đi nước ngoài bao giờ. Thế nên mình đã luôn phấn đấu để có thể tự xin học bổng và từ đó khám phá thế giới.”
Vừng xin học học bổng đi du học Nhật Bản từ năm cấp 3 tại trường Liên kết thế giới (UWC ISAK Japan). Sau đó thì đỗ vào trường Đại học Cornell (Mỹ), một trong những trường top trên thế giới, với tổng giá trị học bổng 7,2 tỷ đồng. Xen kẽ giữa những kỳ học, Vừng làm thêm để có chi phí thực hiện chuyến đi mong ước của mình tới những những vùng đất mà bạn bè xung quanh rất hiếm người đi, như Ai Cập, Jordan, Oman, Palestine,...
Với người trẻ, du lịch là để khám phá, để chữa lành, và còn gì nữa?
Có quan điểm chuyến đi thành công là khi đến được vùng đất có “tính cách” tương thích với mình. Vừng nghĩ sao?
Đến được nơi “tương thích” với mình thì quá tốt, nhưng mình nghĩ đôi khi thành công còn là khi mình thích nghi được với nơi mình đến nữa.
Một người có thể có nhiều tính cách khác nhau. Đến một địa điểm mới có thể làm trỗi dậy một nét tính cách chìm nào đấy mà nếu chỉ quanh quẩn trong môi trường quen thuộc mình sẽ không biết đến.
Khi ở Nhật thì mình hướng nội hơn rất nhiều. Đến khi sang Mỹ thì văn hoá rất khác, mình phải “small talk” nhiều hơn, rồi dần khi làm bài kiểm tra tính cách mình trở thành “người hướng ngoại” lúc nào không hay.
Cũng có lúc mình phát triển được tính cách mới. Như đợt từ Israel sang Oman, mình phải bay qua Turkey. Thời điểm đó có bão tuyết nên có rất nhiều chuyến bay bị huỷ. Chuyến bay của mình thì bị delay 5-6 lần liền, tổng cộng là phải 12 tiếng delay. Ai cũng bực mình và mọi người bắt đầu tranh cãi với hãng hàng không.
Nếu là mình trước đây thì mình cũng sẽ rất cáu, và cùng mọi người phàn nàn. Nhưng hôm ấy mình được nhìn thấy người anh đi cùng xử lý vấn đề rất bình tĩnh. Anh hỏi về giải pháp của trường hợp, thay vì chửi bới cô tiếp viên. Sau lần đó, mình gần như không còn bao giờ bực mình vì delay nữa!
Những chuyến đi luôn để lại một bài học nào đó, quan trọng là mình có nhận ra hay không.
Xúc động ước mơ khởi nghiệp của học sinh nghèo
Nguyễn Quốc Cường (học sinh lớp 12 Trường THPT Nguyễn Chí Thanh) bày tỏ ước mơ sau này mở doanh nghiệp khởi nghiệp về công nghệ, làm ra các ứng dụng để mọi người có thể chia sẻ các thông tin về học tập.
"Em học không giỏi toán nên không nhất thiết phải theo học ngành công nghệ thông tin. Nhưng em có thể mướn người về lập trình cho mình. Do vậy em có dự định đi theo con đường mình có thế mạnh để kiếm tiền trước, rồi chiêu mộ nhân sự sau.
Em dự định chọn ngành marketing. Kinh tế gia đình khó khăn, em có thể chọn trường nào học phí rẻ, điểm không quá cao để thực hiện ước mơ?", Cường thắc mắc.
Đinh Phan Hoài Lộc (học sinh lớp 12 Trường THPT Nguyễn Thiện Thuật) cho biết bạn sống cùng ông bà từ bé đến nay và đang có ước mơ sau này tự xây một căn nhà thật lớn cho ông bà ở. "Nếu chọn học ngành xây dựng có tốn nhiều học phí? Sau này ra trường mức lương em có thể nhận được là bao nhiêu?", Lộc hỏi.
Học sinh đặt câu hỏi trong chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2023 tại Nha Trang sáng nay 19-2. Mối quan tâm chung của nhiều bạn là học phí đại học - Ảnh: DUYÊN PHAN
ThS Nguyễn Thái Châu - giám đốc Trung tâm tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp Trường đại học Tài chính - Marketing - cho hay hiện có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành marketing. Ngành học này có rất nhiều chuyên ngành: quản trị marketing, truyền thông marketing, digital marketing, truyền thông đa phương tiện…
Mức học phí của các trường dao động từ 19,5 - 50 triệu đồng, tùy chương trình đào tạo và tùy trường (công lập, công lập tự chủ, tư thục, quốc tế…). Điểm chuẩn trúng tuyển ngành marketing những năm qua thường có mức điểm cao. Thí sinh cần tham khảo các thông tin về điểm chuẩn, học phí trên website các trường. Tùy theo năng lực học tập, khả năng tài chính của mình để có lựa chọn phù hợp.
Nếu muốn khởi nghiệp, làm chủ doanh nghiệp, với sự năng động cộng thêm tư duy sáng tạo và điều kiện kinh tế của mình, các bạn có thể chọn ngành marketing để khởi nghiệp từ những ý tưởng đầu tiên bạn đang có.
Thạc sĩ Phùng Quán (Trường đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia TP.HCM) tư vấn cho học sinh trong buổi tư vấn tại Nha Trang sáng nay - Ảnh: DUYÊN PHAN
"Không phải đi một mình, em có thể cùng với các bạn của mình để tạo ra một doanh nghiệp. Các bạn có thể tạo ra trang mạng điện tử để bán hàng, tiếp thị các sản phẩm du lịch của tỉnh Khánh Hòa…
Nếu khởi nghiệp theo cách này sẽ không cần nhiều vốn và cũng có thể tận dụng nguồn vốn của các doanh nghiệp khác trong số những nhãn hàng được giới thiệu trên các trang thương mại điện tử mình làm ra…
Tuy nhiên, để trở thành chủ doanh nghiệp, trước hết các bạn cần có kiến thức, được đào tạo về kinh doanh, tài chính, quản trị, nhân sự… Muốn học ngành marketing, đầu tiên các bạn cần có tố chất năng động, sáng tạo", thầy Châu chia sẻ.