Đăng ký theo đoàn nhiều ưu đãi hơn
Sơ lược về khu du lịch Hồ Nam Bạc Liêu
Khu du lịch sinh thái Hồ Nam Bạc Liêu là một trong số danh sách hấp dẫn để các bạn tựa lưng khi đến nơi đây, nơi đây được xây dựng vô cùng phát triển và thuận lợi về mặt phong thủy vô cùng tốt. Ấn tượng đầu tiên khi du khách đến đây là có diện tích lên đến 18.000m2 (18ha) vô cùng rộng lớn và thoáng mát khi tản bộ cũng như vui chơi vô cùng thoải mái.
Từ khu du lịch bạn có thể đến trung tâm thành phố chỉ 1km, khá là gần để các bạn có thể đến trung tâm thương mại, khu chợ và tham quan những điểm đến xung quanh nơi mình ở. Từ đây, bạn có thể di chuyển đến biển Bạc Liêu khoảng 10km và nhiều địa điểm nổi tiếng xung quanh.
Các dịch vụ tại khu du lịch sinh thái Hồ Nam Bạc Liêu
Được đánh giá là khu nghỉ dưỡng chuẩn 3 sao miền Nam, khu du lịch Hồ Nam Bạc Liêu có rất nhiều dịch vụ để bạn có thể trải nghiệm như những món ăn miền Tây sông nước, giải trí sau ngày dài di chuyển, thư giãn cùng gia đình và bạn bè khá đầy đủ đầy đủ tiện nghi để bạn nghỉ dưỡng.
Đầu tiên chúng ta sẽ khám phá khu nghỉ dưỡng tại nơi đây, căn phòng được thiết kế khá chu đáo, thoáng mát và đầy đủ tiện nghi.
Là quê của Công Tử Bạc Liêu, nên các phòng ốc tại khu du lịch Hồ Nam ở Bạc Liêu được thiết kế mang thiên hướng pha lẫn giữa cổ điển và hiện đại, có ban công rất thoải mái với những bạn nào thích rộng rãi cũng như gia đình. Tạo nên không gian hài hòa từ thiên nhiên và con người.
Khi nghỉ dưỡng tại nơi đây, tùy theo mục đích mình cần sẽ có các loại phòng để các bạn có thể lựa chọn. Ví dụ như: phòng đơn, phòng đôi, phòng gia đình và Bungalow,… Tùy vào view của phòng và thời điểm sẽ có mức giá khác nhau, những ngày cao điểm sẽ có mức giá thường x2 so với ngày bình thường cũng như là những tiện ích đi kèm.
Tại khu du lịch Hồ Nam tỉnh Bạc Liêu, sẽ có một khu ẩm thực dành cho thực khách đến nghỉ dưỡng tại nơi đây, với cổng vào rộng lớn và thoáng mát, các khu ăn uống được thiết kế dân dã miền Tây cũng như những món ăn tuyệt vời khiến bạn say đắm ẩm thực miền sông nước.
Những căn nhà trong khu ẩm thực được làm bằng gỗ tốt và lợp bằng mái lá nằm xung quanh bờ hồ và những mảng cỏ xanh mơn mởn tạo nên không khí mát mẻ, dịu chịu khi thưởng thức bữa ăn.
Các bộ bàn ghế được làm bằng gỗ cây giá tỵ vô cùng tốt và toát lên vẻ sang trọng, nói đến thực đơn tại nơi đây thì có gần 800 món ăn khác nhau, mang phong cách miền Tây dân dã, nên vấn đề nhu cầu món ăn của du khách khi đến đây sẽ được thỏa mãn.
Nơi đây được chia thành 4 khu để du khách có thể lựa chọn View ăn uống theo ý thích của mình quanh bờ hồ như:
Bên cạnh các khu ăn uống này kèm theo đó là những phòng ăn và phòng hội nghị VIP để phục vụ cho những du khách muốn không gian yên tĩnh, kín đáo cũng như để làm các buổi tiệc ăn uống họp mặt cùng bạn bè và gia đình.
Là một trong những khu giải trí dành cho trẻ nhỏ cũng như là gia đình, khu du lịch sinh thái Hồ Nam Bạc Liêu Việt Nam thiết kế nơi đây để giúp gia đình đến nghỉ dưỡng cùng với trẻ nhỏ trong gia đình, một không gian trẻ thơ, vui vẻ và thoáng mát khi đi du lịch Việt Nam.
Không gian vui chơi dành cho trẻ em này có đầy đủ những trò chơi dân gian khá là thú vị như: đánh đu, cưỡi trâu trên đồng cỏ, du thuyền, câu cá,… Là một trong những điểm khác biệt so với các Resort khác, thể hiện nét đẹp đồng quê ngay cả khi đi du lịch.
Đến với khu hồ bơi tại nơi đây, bạn có thể thư giãn vào buổi sáng, đón ánh nắng ban mai trong lành để bắt đầu ngày dài trải nghiệm những khu vui chơi khác tại vùng đất này. Ngoài ra vào buổi chiều cũng là lúc các bạn có thể bơi để xả Stress cũng như giúp tâm trạng thoải mái sau ngày du ngoạn mệt mỏi.
Được thiết kế tiêu chuẩn như các hồ bơi khác, nơi đây có độ sâu từ 0.7m đến 1.4m, chỉ dành cho lứa tuổi từ 14 trở lên, khá là buồn khi không có hồ bơi nhỏ để cho trẻ con vui đùa, nhưng cũng không sao, nơi đây cũng khá là tuyệt vời rồi phải không ạ.
Với những khu giải trí khi du lịch Bạc Liêu đặc biệt tại Resort Hồ Nam Bạc Liêu, bên cạnh đó còn có khá nhiều nơi để du khách có thể đến trực tiếp để trải nghiệm như:
Với những điểm giải trí này, bạn có thể thư giãn, vui chơi cùng bạn bè cũng không tệ khi đi nghỉ dưỡng đâu nhé, hãy đặt phòng và trải nghiệm thôi nào.
Lịch trình trải nghiệm khu du lịch Hồ Nam tỉnh Bạc Liêu
Có rất nhiều người hướng dẫn đến Resort Hồ Nam, và trong nội dung bài viết này mình cũng chia sẻ cách cơ bản để mọi người có thể đến tham quan khu du lịch nghỉ dưỡng này nhé.
Ở khu vực TP.HCM, các bạn có thể bắt xe đến Bạc Liêu một cách dễ dàng, hãng xe nào thì các bạn có thể lên mạng tìm kiếm thông tin đi xe khá đơn giản nhé, khi đến nơi thì mọi người có thể kiếm taxi hoặc xe ôm để đến khu du lịch.
Còn đối với những bạn tại khu vực Hà Nội, cách nhanh nhất đỡ tốn chi phí và thời gian thì đặt vé máy bay đến Cà Mau, rồi từ Cà Mau chúng ta sẽ bắt xe đến Bạc Liêu và như thế các bạn chỉ việc đặt taxi và đến khu du lịch đã đặt phòng trước.
Vì chạy bằng xe máy cũng khá là xa, nên các bạn muốn thoải mái thì bắt xe là lựa chọn tốt nhất, còn đối với việc đi phượt nhiều nơi rồi đến Hồ Nam thì cũng Okie nhé.
Trung bình nếu các bạn đặt phòng Online sẽ có mức giá rẻ hơn tùy theo từng thời điểm, ở đây mình xem trên các trang đặt phòng Online thì sẽ có mức giá 1 đêm khoảng tầm 500.000đ/phòng/ đêm.
Nếu các muốn ở vài ngày thì tham khảo thêm mức giá tìm kiếm nhé, thời gian nhận phòng từ 13h đến 18h, thời gian trả phòng từ 11h đến 12h30.
Như vậy ước tính chỉ khoảng 3.000.000đ là các bạn có thể tham quan nơi nghỉ dưỡng này từ TP.HCM hoặc 6.200.000đ cho những bạn từ Hà Nội rồi nhé (mức giá này là dự tính tất cả các chi phí đi lại, ăn uống các thứ nếu các bạn có dùng nhiều thì hãy phòng hờ tiền thêm hoặc giảm bớt).
Với những chia sẻ chi tiết về khu du lịch Hồ Nam Bạc Liêu, mong rằng các bạn có những phút giây vui chơi, nghỉ dưỡng tuyệt vời tại vùng đất miền Tây này nhé, đừng quên theo dõi Tobeigo.com để cập nhật thêm nhiều địa điểm du lịch mới mẻ nhé mọi người!
Ẩm thực Philippines bao gồm các món ăn, phương pháp chế biến và phong tục ăn uống ở Philippines. Phong cách ẩm thực với các món ăn đặc trưng của nó đã được phát triển qua nhiều thế kỷ trong nhóm người Nam Đảo, sau đó được hòa trộn với các trường phái ẩm thực khác đến từ Tây Ban Nha/Bồ Đào Nha, Trung Quốc, Mỹ và các nước châu Á khác, có thay đổi cho phù hợp với khẩu vị và nguyên liệu địa phương.[1][2][3][4] Ẩm thực xứ Phi Luật Tân được ví von là "Đông-Tây hội ngộ" (East meets West)
Có cả các món ăn đơn giản như một bữa ăn với cơm và cá khô muối, cũng như các món phức tạp, ví dụ như món paella và cozido được làm dành cho các kỳ lễ. Các món ăn nổi tiếng gồm có: lechon (thịt lợn nướng nguyên con), longganisa (xúc xích Philippines, tapa (thịt bò muối), torta (trứng ốp lết), Adobong (gà hoặc lợn rim với tỏi, giấm, dầu ăn, và nước tương, nấu cho đến khi cạn nước), kaldereta (thịt sốt cà chua), mechado (bò rán mỡ lợn, nấu nước tương, sốt cà chua), puchero (bò nấu chuối sốt cà chua), afritada (gà hoặc lợn ninh nhỏ lửa nấu với rau, sốt cà chua), kare-kare (đuôi bò và rau sốt đậu phộng), pata giòn (giò heo xào), hamonado (thịt lợn ngọt sốt dứa), sinigang (thịt và hải sản nấu nước chua), pancit (mì) và lumpia (chả giò hoặc gỏi cuốn).
Trước thời kỳ thực dân Tây Ban Nha, người Nam Đảo nấu ăn bằng cách luộc, hấp và nướng. Các món ăn bao gồm những món làm từ vật nuôi như kalabaw (trâu nước), baka (bò cái), manok (gà) và baboy (lợn) đến nhiều loại cá và hải sản. Ở một số nơi, chủng loại thịt còn đa dạng hơn, bao gồm cả kỳ đà (tiếng Anh: monitor lizard), rắn và châu chấu. Người Philippines đã trồng lúa từ khoảng năm 3200 trước Công nguyên, thời điểm mà những nhóm tổ tiên người Nam Đảo di cư từ các cao nguyên Vân Nam, Trung Quốc và Đài Loan sang Philippines. Họ mang theo nghề trồng lúa và nhiều truyền thống khác mà vẫn con được gìn giữ cho tới nay.[5] Hoạt động thương mại với các nước châu Á khác đã mang đến cho ẩm thực Philippines nhiều loại gia vị cơ bản như toyo (nước tương) và patis (nước mắm), cũng như là phương pháp xào thực phẩm và làm các nước chấm mặn. Giấm và các loại gia vị cũng được dùng để tồn trữ thực phẩm.
Những người Tây Ban Nha di cư đến Philippines đã mang đến các sản phẩm của châu Mỹ như ớt, cà chua, ngô, khoai tây và cách sauté (xào với lửa lớn) với hành tỏi. Ớt được dùng nhiều ở Philippines hơn là ở các nước Đông Nam Á khác, và lá ớt cũng được dùng như là một loại rau nêm, đây là điểm khác biệt so với các quốc gia láng giềng. Sau đó, các món ăn Tây Ban Nha và México được ẩm thực Philippines tiếp nhận ở mức độ phức tạp hơn với các món ăn dùng cho các dịp lễ. Một số món như arroz a la valencia giữ nguyên hương vị gốc khi được nấu tại Philippines. Các món khác đã được thay đổi cho phù hợp hoặc ít nhiều mang ý nghĩa khác. Arroz a la cubana làm ở Philippines thường có cả bò xay picadillo. Phiên bản món Tây Ban Nha longganisa của Philippines lại giống với một món khác là chorizo. Morcon lại là món bò cuộn chứ không giống với đặc sản xúc xích tròn và béo của Tây Ban Nha.
Dù người Trung Hoa đã có mặt ở Philippines trước thời kỳ Tây Ban Nha, nhưng dân số nhóm người Hoa này chỉ gia tăng nhanh chóng sau khi người Tây Ban Nha thiết lập được sự thống trị ở Philippines. Ẩm thực Trung Quốc nở rộ từ thế kỷ 19 với các quán mì (panciteria) dù thường được quảng cáo với những cái tên Tây Ban Nha. Ảnh hưởng từ ẩm thực thực Trung Hoa (comida China) gồm arroz caldo (cháo), morisqueta tostada (một từ cũ để chỉ sinangag- cơm chiên và chop suey (rau xào thập cẩm).
Ngày nay, ẩm thực Philippines tiếp tục phát triển thêm nhiều phương pháp nấu nướng, trường phái ẩm thực và nhiều nguyên liệu khác vẫn tiếp tục được đưa vào nước này. Các món truyền thống dù đơn giản hay phức tạp, dù có nguồn gốc bản địa hay nước ngoài ngày nay lại trở thành món ăn ngon được phổ biến khắp các nước và được xem là món ăn nhanh.
Món ăn Philippines có đặc trưng là sự kết hợp chặt chẽ giữa vị mặn (alat), chua (asim) và ngọt (tamis). Đối với ẩm thực các nước châu Á khác, không có quy tắc rõ rệt về thứ tự bày biện các món ăn, còn đối với ẩm thực Philippines, tất cả các món đều được dọn một lần cùng lúc. Vị bổ trợ nhau là một nguyên tắc trong ẩm thực Philippines, đó là các nguyên liệu ngọt thì phải đi với các nguyên liệu mặn, cuối cùng sẽ đạt kết quả hài hòa vừa miệng rất đáng ngạc nhiên.
Ví dụ như champorado (cháo ngọt nấu với lá ca cao thường được ăn với tuyo (cá muối khô); dinuguan (tiết và lòng lợn nấu mặn) đi với puto (bánh gạo hấp ngọt); cách dùng phô mai có muối trong bánh ngọt (ví dụ: bibingka và puto) và trong kem. Giấm là một nguyên liệu được sử dụng nhiều. Món ăn Adobo nổi tiếng không phải vì tính đơn giản, dễ nấu mà vì có thể trữ nó trong nhiều ngày mà không hư, hơn nữa là sau khi trữ 1-2 ngày, món này còn trở nên ngon hơn. Các món tinapa là cá hun khói, còn tuyo, daing và dangit là cá khô tẩm ngô nổi tiếng vì chúng có thể để được trong nhiều tuần mà không hư, ngay cả khi không để trong tủ lạnh.
Theo truyền thống ở Philippines, nấu nướng và ăn uống là các hoạt động thường ngày và mang tính cộng đồng xung quanh bếp ăn gia đình. Theo truyền thống, người Philippines ăn ba bữa một ngày: agahan hay là almusal (bữa sáng), tanghalían (bữa trưa) và hupunan (bữa tối) cộng với bữa xế gọi là meriénda (còn gọi là minandál hoặc minindál). Bữa xế ăn bình thường. Bữa tối dù là bữa chính nhưng vẫn ít hơn so với các nước khác. Thường thì hoặc là bữa sáng hoặc là bữa trưa ăn nhiều nhất.
Thức ăn được dọn hết ra một lần chứ không theo thứ tự. Không giống các nước châu Á khác, người Philippines không ăn đũa. Vì ảnh hưởng phương Tây, họ dùng nĩa, dao, thìa; bộ đôi đồ dùng cho ăn uống là thìa nĩa chứ không phải dao nĩa như ở phương Tây. Cách ăn uống truyền thống là ăn bằng tay, đặc biệt là với các món khô như inihaw hay prito. Người ăn sẽ nếm món chính trước rồi vò cơm ăn. Cách ăn này gọi là kamayan, ít gặp ở các khu thành thị. Tuy nhiên, người Philippines thường ăn theo cách này vào các chuyến du lịch ra ngoài thành phố, các kỳ nghỉ đến các bãi biển hoặc những dịp lễ hội ở thành phố.[6]
Như hầu hết các nước châu Á, lương thực chính của Phillipines là gạo. Gạo được nấu lên và ăn trong các bữa cơm. Số cơm còn dư sau các bữa ăn thường được chiên với tỏi để làm sinangag, là một món ăn sáng với trứng chiên và các loại thịt muối hoặc xúc xích. Cơm thường được ăn với nước sốt hoặc nước dùng của các món chính. Ở nhiều vùng, cơm được trộn với muối, sữa đặc có đường, ca cao hoặc cà phê. Bột gạo được dùng để làm các món ngọt, bánh bông lan và các loại bánh khác. Ngoài gạo là lương thực chính, bánh mì cũng là một loại thực phẩm chủ lực.
Nhiều loại trái cây và rau cũng được dùng trong nấu nướng. Chuối (có loại chuối Saba), quất (kalamansi), ổi (bayabas), xoài, đu đủ và thơm mang đến hương vị nhiệt đới cho món ăn; ngoài ra các loại rau xanh như rau muống (kangkong), cải thìa (petsay), cải thảo (petsay wombok), bắp cải (repolyo), cà tím (talong), đậu đũa (sitaw) cũng được dùng phổ biến. Dừa được dùng khắp nơi. Cùi dừa được dùng trong các món tráng miệng, nước cốt dừa (kakang gata) có trong các loại sốt, và dầu dừa được dùng để chiên. Những vụ mùa rau lấy củ bội thu như khoai tây, cà rốt, khoai môn (gabi), khoai mì (kamoteng kahoy), khoai mỡ (ube) và khoai lang (kamote) làm cho các loại này rất sẵn có ở mọi nơi. Hỗn hợp cà chua (kamatis), tỏi (bawang) và hành tây (sibuyas) được dùng trong nhiều món ăn.
Các loại thịt chủ lực gồm gà, lợn, bò và cá. Hải sản cũng được ưa thích với diện tích mặt nước lớn quanh quần đảo này. Các sản phẩm đánh bắt chính gồm cá rô phi, cá da trơn (hito), cá măng biển (bangus), cá mú (lapu-lapu), tôm (hipon), tôm he (sugpo), các loài họ cá thu (galunggong, hasa-hasa), cá kiếm, hào (talaba), sò (tahong), nghêu (halaan và tulya), cua lớn (alimango), cua nhỏ (alimasag), cá tuyết đen, cá ngừ, cá tuyết, cá cờ, mực và cá mực (trong tiếng Philippines đều gọi là pusit). Ngoài ra, tảo biển, bào ngư, lươn cũng được dùng phổ biến.
Cách ăn phổ biến nhất đối với cá là ướp muối, chiên bằng chảo thường hoặc sâu lòng, và đơn giản là ăn với cơm và rau. Chúng cũng có thể được nấu trong nước chua gồm cà chua hoặc me như trong món pangat, hoặc ăn với rau và các thành phần tạo chua làm thành món sinigang, hoặc rim trong giấm và tiêu tạo ra món paksiw, hay cũng có thể nướng than hoặc củi (inihaw). Các cách nấu nướng khác bao gồm escabeche (chua ngọt) và relleno (rút xương và ướp). Cá có thể để lâu bằng các hun khói (tinapa) hoặc phơi khô (tuyo hay daing).
Các món ăn thường kèm theo nước chấm. Món chiên thường được chấm trong giấm, nước tương, nước quất hoặc hỗn hợp của chúng. Patis (nước mắm) được trộn với nước quất chấm cho món hải sản. Nước mắm, mắm cá (bagoong terong), mắm tôm (bagoong alamang) và rễ gừng đập dập (luya) là những gia vị thường được thêm vào món ăn khi nấu hoặc khi dùng.
Bữa ăn sáng truyền thống của Philippines gồm pandesa (bánh mì cuộn nhỏ), kesong puti (phó mát trắng), champorado (cháo gạo sô cô la), sinangag (cơm chiên tỏi), và các món thịt như tapa đặc trưng Philippines, longganisa, tocino, bò nấu ngô hoặc là món cá như daing na bangus (cá măng biển muối khô) hay itlog na pula (trứng vịt muối). Cà phê có loại đặc biệt là loại cà phê Barako được sản xuất từ vùng núi cao Batangas nổi tiếng với vị mạnh.
Các từ kết hợp đã được tạo ra trong tiếng Philippines để gọi các thành phần trong bữa sáng Philippines. Ví dụ như là gọi món kankamtuy nghĩa là gọi kanin (gạo), kamtis (cà chua) và tuyo (cá khô). Ví dụ khác là tapsi: nghĩa là gọi món tapa và sinangag. Các ví dụ khác gồm việc dùng hậu tố silog, thường là các loại thịt ăn với sinangag và itlog (trứng). Ba món điển hình có silog là tapsilog (có tapa là thành phần thịt của bữa ăn), tocilog (có tocino là món thịt) và longsilog (có longganisa là món thịt). Các từ có silog khác là hotsilog (với hot dog- một loại xúc xích), bangsilog (cá măng biển- bangus), dansilog (cá dìa- danggit), spamsilog (với thịt hộp hiệu Spam), adosilog (với adobo), chosilog (với chorizo), chiksilog (với gà), cornsilog (với bò nấu ngô) và litsilog (với thịt lợn quay Tây Ban Nha- lechon). Pankalog là từ thông tục để gọi một bữa sáng có món pandesa, kape (cà phê) và itlog (trứng).[7] Một từ được tạo ra chuyên để gọi các bữa ăn như thế là tapsihan hay tapsilungan.
Merienda là một từ du nhập từ Tây Ban Nha để gọi bữa ăn nhẹ hoặc ăn chơi, đặc biệt là vào buổi chiều, tương tự như khái niệm bữa trà chiều. Nếu bữa xế được ăn cận bữa tối thì được gọi là merienda cena và có thể được ăn thay cho bữa tối. Người Philippines có một nhiều loại thức ăn có thể ăn kèm với kape (cà phê): bánh mì và bánh ngọt như pandesa, ensaymada (bánh cuộn bơ ngọt phủ phó mát), hopia (loại bánh ngọt tương tự như bánh trung thu với nhân đậu đỏ nhừ) và empanada (bánh mặn bao thịt). Ngoài ra còn có các loại bánh làm từ gạo nếp (kakanin) như kutsinta, sapin-sapin, palitaw, biko, suman, bibingka và pitsi-pitsi.
Các món mặn ăn vào bữa xế gồm pancit canton (mì xào), palabok (bún với nước sốt tôm), tokwa't baboy (đậu hũ chiên với tai lợn luộc trong nước tương tỏi và nước sốt giấm) và dinuguan (một món hầm cay với tiết lợn) thường được ăn với puto (bánh bột gạo hấp). Há cảo và các loại bánh viên hấp khác do người Phúc Kiến mang đến đã được thêm vào hương vị Philippines và thường được ăn trong bữa xế. Món ăn đường phố, hầu hết là các món được nướng xiên bằng que tre như mực viên, cá viên và nhiều loại khác cũng là lựa chọn phổ biến.
Hoangvanthu21…@yahoo.com.vn: Chào anh/chị! Em đang tìm hiểu thông tin về ngành học ẩm thực để lên kế hoạch du học Hàn Quốc vào kỳ tháng 12/2017 tới đây. Em được biết bên Hàn có đào tạo nghề đầu bếp cho du học sinh quốc tế, tuy nhiên không rõ trường đại học hay cao đẳng nào tại Hàn Quốc có ngành học này. Nhờ anh/chị tư vấn giúp em muốn du học Hàn Quốc ngành ẩm thực thì nên học trường nào? Chi phí học ngành ẩm thực đắt không? Cơ hội việc làm ra sao? Em cảm ơn anh/chị!
Tư vấn du học Hàn Quốc Thang Long OSC: Chào bạn, cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực ẩm thực và mở rộng hơn nữa là quản trị nhà hàng khách sạn trong thời điểm hiện tại rất phong phú, đa dạng. Đặc biệt là với mức lương hấp dẫn và cơ hội thăng tiến cao thì ngành học này trong vài năm trở lại đây rất thu hút sinh viên Việt Nam đăng ký học. Và Hàn Quốc chính là quốc gia được nhắc đến nhiều nhất trong vấn đề tiếp nhận du học sinh quốc tế để đào tạo ngành học đầy tiềm năng, cơ hội phát triển này.
Du học Hàn Quốc ngành ẩm thực và trở thành một đầu bếp thượng hạng, mỗi ngày sáng tạo nên những món ăn ngon vì sao lại trở thành xu hướng? Dưới đây là các lý do:
Du học Hàn Quốc ngành ẩm thực, bạn sẽ học được những gì?
Khi du học Hàn Quốc ngành ẩm thực, các bạn sẽ được đào tạo về các kĩ năng cần thiết trong ngành ẩm thực, từ kỹ năng nấu nướng , sáng tạo các món ăn cho đến các kĩ năng quản lý đội ngũ bếp, quản lý nhà hàng,…
Đây là cơ hội để bạn được tiếp thu tinh hoa trong nghệ thuật ẩm thực của Hàn Quốc cũng như tiệm cận với ẩm thực của nhiều nước trên thế giới. Bạn sẽ được thầy cô, giảng viên đồng thời là những bếp trưởng tài ba hàng đầu tại xứ kim chi giúp đỡ nghiêm khắc, tận tình để nâng cao tay nghề.
Du học Hàn Quốc ngành ẩm thực, các bạn sẽ được học về:
Du học Hàn Quốc ngành ẩm thực tại trường nào?
Đại học Sejong là ngôi trường có thế mạnh nhất về lĩnh vực ẩm thực, quản trị nhà hàng khách sạn. Sứ mệnh của trường là đào tạo ra những đầu bếp, những nhà lãnh đạo tương lai của lĩnh vực nhà hàng khách sạn trên thế giới.
Chương trình du học Hàn QUốc bằng tiếng Anh, liên tục có những suất học bổng hấp dẫn nhằm khuyến khích nhân tài và đam mê ẩm thực của các bạn trẻ.
Các khóa học về ẩm thực Hàn Quốc bao gồm:
Điều kiện du học Hàn Quốc ngành ẩm thực: Sinh viên phải sắp hoặc đã tốt nghiệp THPT trước khi nhập học, đồng thời đáp ứng được những tiêu chuẩn nhất định về trình độ ngoại ngữ.
Học phí du học Hàn Quốc ngành ẩm thực:
Ngoài ra còn một số trường cao đẳng dưới đây đào tạo ngành ẩm thực:
Nếu bạn đã xiêu lòng trước lựa chọn du học Hàn Quốc ngành ẩm thực và chưa biết mình phù hợp thực sự với môi trường đào tạo nào, hãy gọi ngay cho Thang Long OSC để được giải đáp hoàn toàn miễn phí.
Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0868.986.528 – 0981057683 – 0981 079 362 – 0981052583