Hiệu Trưởng Trường Thcs Hoàng Quốc Việt Quận 7

Hiệu Trưởng Trường Thcs Hoàng Quốc Việt Quận 7

Trường Tiểu học, THCS, THPT Hoàng Gia là một thành viên của Hệ thống giáo dục HUTECH (HUTECH Education). Trường đặt ra mục tiêu cung cấp nền giáo dục ưu việt bằng cách sử dụng cả hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt. ROYAL SCHOOL xây dựng một mô hình giáo dục đẳng cấp Quốc tế bằng cách kết hợp Chương trình Giáo dục Quốc gia và Chương trình Giáo dục Quốc tế Cambridge, nhằm tạo ra nền tảng mạnh mẽ cho học sinh để họ có thể tự tin đối mặt với thành công trong tương lai. Hãy cùng văn phòng công chứng Nguyễn Việt Cường tìm hiểu thông tin Trường Tiểu học, THCS, THPT Hoàng Gia qua bài viết dưới đây.

Danh sách các trường lân cận được phụ huynh quan tâm nhiều

Ngày 12/6/2024, Chánh Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tiền Giang Trần Ngọc Thành đã ký ban hành kết luận thanh tra số 48/KL-TT, về việc thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên theo quy định; việc tổ chức và quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa; việc quản lý, thu và sử dụng các khoản thu ngoài ngân sách đối với Trường trung học cơ sở Học Lạc, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

Căn cứ vào văn bản kết luận này, ngoài một số mặt ưu điểm mà nhà trường đã đạt được, kết luận thanh tra còn chỉ ra nhiều mặt hạn chế khác nhau mà nhà trường đã gặp phải.

Cụ thể: Đối với việc tổ chức và quản lý dạy thêm học thêm thì nhà trường không lưu hồ sơ xin phép dạy thêm học thêm ngoài nhà trường của giáo viên, vi phạm vào quy định ở khoản 3, Điều 20 của Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT, khoản 1 và khoản 4, điều 9 của Quyết định số 01/2024/QĐ-UBND ngày 9/1/2024 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc ban hành Quy định dạy thêm học thêm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Nội dung này đã được Đoàn kiểm tra của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh nhắc nhở, đề nghị chấn chỉnh vào cuối năm 2022, nhưng tại thời điểm thanh tra, nhà trường vẫn có những hạn chế, sai phạm.

Đối với đơn xin dạy thêm học thêm của ông Nguyễn Thái Phước, do chính ông ký là vi phạm quy định ở điểm b khoản 4 điều 4 Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT.

Đối với việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ chính khóa: Việc tổ chức chưa đảm bảo đầy đủ hồ sơ, thủ tục, chưa đảm bảo tính công khai, minh bạch, không lập kế hoạch tổ chức tham quan cho học sinh, không có hợp đồng tham quan với công ty du lịch, không có danh sách đăng ký tham quan về nguồn của học sinh, không báo cáo rõ ràng về kinh phí, kết quả về việc tổ chức tham quan về nguồn, là vi phạm quy định tại Điều 14, Điều 16 Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/2/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.

Việc quản lý, thu và sử dụng các khoản thu ngoài ngân sách:

Công tác sổ sách kế toán: Hàng tháng, kế toán không lập bảng kê chứng từ, gây khó khăn trong công tác tổng hợp, kiểm tra, đối chiếu, không kiểm tra, đối chiếu, kiểm quỹ tiền mặt. Không cập nhật, phản ánh số liệu tài sản vào báo cáo của đơn vị. Không mở sổ kế toán chi tiết để theo dõi số tiền được vận động tài trợ theo quy định, vi phạm vào điểm a khoản 2 điều 6 của Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT ngày 3/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Điều 26 của Luật Kế toán năm 2015.

Thủ quỹ không mở sổ theo dõi, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định. Nội dung này đã được Đoàn kiểm tra của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh nhắc nhở vào cuối năm 2022, nhưng lãnh đạo nhà trường và thủ quỹ đã không khắc phục.

Việc xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ: Năm 2021, 2022 đã chi hỗ trợ điện thoại xử lý công việc quản lý văn phòng, việc đột xuất của nhà trường phục vụ công tác quản lý, giảng dạy cho Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Kế toán nhận 300.000 đồng/tháng.

Năm 2023 thì chi hỗ trợ điện thoại xử lý công việc quản lý văn phòng, việc đột xuất phục vụ công tác quản lý, giảng dạy cho Hiệu trưởng là 300.000 đồng/tháng, Phó Hiệu trưởng và Kế toán chi 250.000 đồng/tháng, là vi phạm vào Điều 2 văn bản hợp nhất số 17/VBHN-BTC ngày 4/3/2014 của Bộ Tài chính.

Tiền mặt tại quỹ cao hơn sổ sách kế toán số tiền 5.656.000 đồng, vi phạm quy định tại điểm a, khoản 7, Điều 5 của Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính.

Các nội dung chi dưới đây đã vi phạm quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 11 của Thông tư số 56/2022/TT-BTC ngày 16/9/2022 của Bộ Tài chính, Hướng dẫn số 02/HDLN-SGD-STC ngày 29/5/2017 về định mức trả lương dạy thêm giờ, thêm buổi và chi tổ chức các kỳ thi của ngành giáo dục, khoản 1 điều 2 của Thông tư số 07/2013/TTLT/BGDĐT-BNV-BTC ngày 8/3/2013 Hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập, vi phạm quy định tại khoản 2, điều 34 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ. Tổng số tiền sai phạm là 30.311.876 đồng, gồm:

Chi từ nguồn thu học phí: Bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên và nhân viên tham gia khám sức khỏe học sinh với số tiền 2,2 triệu đồng, bồi dưỡng giáo viên hướng dẫn học sinh thi học sinh giỏi cấp huyện với số tiền 1,8 triệu đồng. Như vậy tổng số tiền là 4 triệu đồng. Định mức chi không xây dựng trong Quy chế chi tiêu nội bộ.

Chi tiền tăng giờ tăng buổi học kỳ 2 năm học 2020 – 2021 số tiền 24.111.876 đồng (do không thực hiện đúng số tiết kiêm nhiệm). Thanh toán từ nguồn chăm sóc sức khỏe ban đầu mua ổ cứng, mực sạc, 2.200.000 đồng (nội dung chi không đúng quy định).

Kinh phí Ban đại diện cha mẹ học sinh: Chứng từ kế toán chưa đầy đủ theo quy định, thu tiền nhưng không có chứng từ thu vi phạm tại Điều 16 của Luật Kế toán năm 2015. Tổng số tiền sai phạm là 110.130.000 đồng: Chi mua tập khen thưởng cho học sinh trong 3 năm học từ năm 2020 – 2021 đến 2022 – 2023 nhưng không có phiếu chi, không có danh sách học sinh được khen thưởng, không có quyết định khen thưởng.

Hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh và Cha mẹ học sinh thực hiện chưa đúng theo Điều 9 Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, không có văn bản phân công nhiệm vụ cụ thể các thành viên trong ban đại diện, kế hoạch hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh chưa được thảo luận, thống nhất trong cuộc họp cha mẹ học sinh.

Việc thu, sử dụng, quản lý kinh phí của Ban đại diện cha mẹ học sinh thực hiện chưa đúng theo Điều 9 của Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, không có kế hoạch sử dụng kinh phí hàng năm được sự thống nhất giữa Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh với hiệu trưởng nhà trường, sau khi được toàn thể Ban đại diện cha mẹ học sinh thống nhất, hàng năm không báo cáo công khai quyết toán cho toàn thể cha mẹ học sinh.

Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở Học Lạc đã vận động thu tiền của học sinh để thực hiện chương trình giáo dục, hỗ trợ cơ sở vật chất, thuê tạp vụ, mua màn, mua ghế ngồi cho học sinh là không đúng quy định.

Các hạn chế, sai phạm nói trên trách nhiệm thuộc về: Trước tiên là ông Nguyễn Thái Phước – Hiệu trưởng nhà trường, chịu trách nhiệm người đứng đầu đơn vị trong công tác điều hành, lãnh đạo.

Ông Hồ Thanh Tùng – Phó Hiệu trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm trong việc không tham mưu kịp thời cho hiệu trưởng trong công tác quản lý, phân công chuyên môn, phân công kiêm nhiệm.

Ngoài ra, chịu trách nhiệm còn có thư ký hội đồng và một số giáo viên khác có liên quan.

Chánh Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tiền Giang quyết định xử lý như sau:

Về xử lý kinh tế: Tổng số tiền sai phạm là 585.990.276 đồng sẽ được xử lý cụ thể như sau:

Yêu cầu ông Nguyễn Thái Phước – Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở Học Lạc, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang có trách nhiệm bồi hoàn, lập kế hoạch trả lại cho giáo viên, nhân viên số tiền là 92.280.000 đồng.

Lý do: Nội dung vận động, quy trình, nguyên tắc, quản lý, sử dụng không đúng quy định tại Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT, hồ sơ thu chi vi phạm Luật Kế toán năm 2015.

Yêu cầu ông Nguyễn Thái Phước – Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm thu hồi, trả lại nguồn chăm sóc sức khỏe ban đầu 2.200.000 đồng thanh toán sai quy định tại khoản 2, điều 34 Nghị định 46/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

Yêu cầu ông Nguyễn Thái Phước có trách nhiệm thu hồi, trả lại nguồn học phí số tiền 24.111.876 đồng thanh toán tiền dư giờ học kỳ II năm học 2020 – 2021, thanh toán sai số tiết kiêm nhiệm theo quy định tại Hướng dẫn số 02/HDLN-SGD-STC ngày 29/5/2017 về việc định mức trả lương dạy thêm giờ, thêm buổi và chi tổ chức các kỳ thi của ngành giáo dục và đào tạo.

Không thu hồi số tiền 454.358.400 đồng, bao gồm tiền mua tập thưởng cho học sinh qua các năm học (học sinh có nhận thưởng), tiền đóng góp thuê tạp vụ (tạp vụ có nhận đầy đủ), tiền mua ghế ngồi học sinh, tiền may màn lớp học, tiền bồi dưỡng cán bộ và giáo viên tham gia khám sức khỏe cho học sinh, tiền hỗ trợ cơ sở vật chất, tiền thuê nhân công, tiền thực hiện công trình giáo dục qua các năm học, mua ghế đá, mua hoa trang trí tết.

Xử lý hành chính: Kiến nghị Ủy ban Nhân dân thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang xem xét, có hình thức xử lý kỷ luật đối với ông Nguyễn Thái Phước – Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở Học Lạc.

Phê bình, rút kinh nghiệm đối với ông Hồ Thanh Tùng – Phó Hiệu trưởng chuyên môn.

Yêu cầu hiệu trưởng nhà trường tổ chức kiểm điểm kế toán của trường, phê bình, nhắc nhở và rút kinh nghiệm với các giáo viên khác có liên quan những vấn đề được nêu trong kết luận thanh tra này.

(CATP) Chiều 14/6, Thanh tra Sở Giáo dục & Đào tạo Tiền Giang đã công bố kết luận thanh tra về việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên theo qui định; việc tổ chức và quản lý hoạt động dạy thêm và học thêm; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa; việc quản lý, thu và sử dụng các khoản thu ngoài ngân sách đối với Trường THCS Học Lạc (TP.Mỹ Tho).

Tổng số tiền sai phạm gần 586 triệu đồng

Kết luận thanh tra nêu rõ, Hiệu trưởng Trường THCS Học Lạc - ông Nguyễn Thái Phước - "chưa thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được giao; chưa nghiên cứu kỹ và kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng trong quá trình quản lý, xử lý công việc theo thẩm quyền quy định của pháp luật... Công tác chỉ đạo của Hiệu trưởng chưa sâu sát: không phân công hoặc có phân công nhưng thiếu kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của nhân viên; chưa chỉ đạo, phân công kế toán thực hiện theo dõi, quản lý các nguồn kinh phí vận động tài trợ. Trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị có những sai phạm trong việc vận động, sử dụng nguồn kinh phí vận động, tài trợ không đúng quy định, vi phạm quy định tại điểm b Khoản 1, Điều 10, Điều 12, điểm a Khoản 1, Điều 94 Luật Phòng chống tham nhũng; Khoản 1, Khoản 2, Điều 2, khoản 2 Điều 3, khoản 1 Điều 5, khoản 1 Điều 6, Điều 8 Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT; Khoản 1, Khoản 2 Điều 16, Điều 26 Luật Kế toán 2015".

Căn cứ kết quả kiểm tra, xác minh nội dung thanh tra và kết luận các hạn chế, sai phạm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao (tổng số tiền sai phạm là 585.990.276 đồng), căn cứ các qui định của pháp luật, Chánh Thanh tra Sở Giáo dục & Đào tạo Trần Ngọc Thanh đã kiến nghị các biện pháp xử lý. Về kinh tế, yêu cầu ông Nguyễn Thái Phước - Hiệu trưởng Trường THCS Học Lạc có trách nhiệm bồi hoàn, lập kết hoạch trả lại cho GVNV hơn 92 triệu đồng. Lý do: nội dung vận động, quy trình, nguyên tắc quản lý, sử dụng không đúng quy định tại Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT; hồ sơ thu chi vi phạm Luật Kế toán 2015. Yêu cầu ông Phước có trách nhiệm thu hồi trả lại nguồn chăm sóc sức khỏe ban đầu 2,2 triệu đồng do thanh toán sai quy định tại khoản 2, Điều 34, Nghị định số 46/2018/NĐ-CP (ngày 17/10/2018 của Chính Phủ). Yêu cầu ông thu hồi trả lại nguồn học phí hơn 24 triệu đồng, thanh toán tiền giờ dư học kỳ 2 năm học 2020-2021, thanh toán sai về định mức trả lương dạy thêm giờ, thêm buổi và chi tổ chức các kỳ thi của ngành GDĐT.

Kiến nghị cũng yêu cầu không thu hồi số tiền hơn 454 triệu đồng. (Trong đó, hơn 110 triệu đồng mua tập khen thưởng học sinh năm học 2020-2021; 2021-2022; 2022-2023 từ nguồn kinh phí của Ban đại diện CMHS. Nội dung này thực tế có chi, học sinh nhận thưởng đầy đủ nhưng do nhà trường sai sót về thủ tục thanh toán. Số tiền gần 106 triệu đồng vận động đóng góp để thuê tạp vụ, nội dung vận động trái quy định pháp luật; hồ sơ thu chi vi phạm Luật kế toán 2015. Tuy nhiên qua kiểm tra, xác minh thực tế nội dung này có phát sinh, hàng tháng có chi trả và tạp vụ nhận đầy đủ...).

Kiến nghị xem xét hình thức kỷ luật đối với hiệu trưởng

Về xử lý hành chánh, căn cứ Nghị định số 112/2020/NĐ-CP (ngày 18/9/2000 của Chính phủ) về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định số 71/2023/NĐ-CP (ngày 20/9/2023 của Chính phủ) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2020/NĐ-CP, Thanh tra Sở GDĐT kiến nghị UBND TP.Mỹ Tho xem xét có hình thức kỷ luật với ông Nguyễn Thái Phước - Hiệu trưởng Trường THCS Học Lạc có những hạn chế, sai phạm được nêu. Bên cạnh đó, Thanh tra cũng phê bình, rút kinh nghiệm đối với ông Hồ Thanh Tùng - Phó Hiệu trưởng về những hạn chế, sai phạm liên quan. Yêu cầu ông Phước tổ chức họp kiểm điểm đối với bà Nguyễn Hoàng Liên - nhân viên kế toán; phê bình, nhắc nhở, rút kinh nghiệm đối với một số giáo viên nhà trường.

Ngoài ra, Thanh tra Sở GDĐT cũng kiến nghị UBND TP.Mỹ Tho chỉ đạo Hiệu trưởng các trường trên địa bàn quản lý rà soát, chấn chỉnh những hạn chế, sai sót (nếu có) đối với các nội dung đã được nêu trong kết luận thanh tra. Kiến nghị Phòng GDĐT TP.Mỹ Tho: đối với việc thanh toán tiền giờ dư học kỳ 1 năm học 2020-2021 từ nguồn ngân sách Nhà nước và việc phân công kiêm nhiệm không đúng vị trí và chi trả chế độ giờ dư cho giáo viên năm học 2021-2022, 2022-2023 từ nguồn ngân sách Nhà nước, không thuộc nội dung thanh tra của đoàn thanh tra, kiến nghị Phòng xem xét kiểm tra, xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo thẩm quyền quy định pháp luật (nếu có).