Kênh Của Nị Lừa Đảo Qua Mạng Ở Mỹ

Kênh Của Nị Lừa Đảo Qua Mạng Ở Mỹ

Gần đây, báo chí cảnh báo nhiều người bị lừa đảo trực tuyến với cái bẫy “việc nhẹ lương cao”. Thực tế chứng minh, không ít người đã phải trả giá đắt vì “nhẹ dạ cả tin”, sa vào cái bẫy đã được giăng sẵn. Người dân cần hết sức cảnh giác, tỉnh táo khi tìm việc làm.

Phương thức lừa đảo của các "nhà tuyển dụng ma":

- "Người tuyển dụng" chủ động nhắn tin cho người lao động đang muốn tìm việc làm thông qua số điện thoại, facebook, các trang web tuyển dụng.

Khi nạn nhân đã ứng tuyển thì yêu cầu phỏng vẫn online/phỏng vấn tại một trụ sở công ty giả mạo, sau đó các đối tượng yêu cầu nạn nhân phải đóng các khoản phí, tiền đặt cọc để được làm nhân viên chính thức của công ty và hứa sẽ hoàn lại khi làm việc 3 tháng hay khi kết thúc hợp đồng.

Tuy nhiên, sau khi nhận được tiền hoặc khi phát hiện bị lộ các "nhà tuyển dụng" lập tức khóa các thông tin liên lạc và biến mất.

- Đối với việc tuyển cộng tác viên tạo lượt mua hàng giả thì khi đã trở thành cộng tác viên, đối với các đơn hàng đầu tiên, giá trị nhỏ, việc hoàn tiền và hoa đồng được thực hiện ngay lập tức đúng như cam kết để tạo lòng tin cho nạn nhân.

Tuy nhiên, đối với đơn hàng sau, nạn nhân sẽ được cho thêm yêu cầu. Chẳng hạn:

+ Nhiệm vụ bổ sung: bạn cần thanh toán thêm…đơn, mỗi đơn…lần để nhận được toàn bộ số tiền gốc và hoa hồng của nhiệm vụ lần này.

+ Hoặc, bạn đã hoàn thành nhiệm vụ, nhưng để nhận tiền gốc và hoa hồng, bạn cần hoàn thành nhiệm vụ sau.

+ Hoặc, họ đổ lỗi cho bạn! "Nhà tuyển dụng" sẽ trách nạn nhân nhập sai cú pháp, bạn thanh toán nhầm hoặc chậm khiến họ bị thiệt hại. Do đó bạn cần đợi hoặc bạn cần làm tiếp nhiệm vụ khác.

VOV.VN - Tưởng đang nhận tiền để "chạy việc" thì bị Công an phường ập vào bắt quả tang, tang vật thu được tại hiện trường là 5 triệu đồng.

+ Hoặc, lỗi hệ thống dẫn đến họ không thể gửi tiền cho nạn nhân được.

Đến khi nạn nhân đã bị lừa chuyển một khoản tiền đủ lớn hoặc nạn nhân không còn khả năng thanh toán các đơn hàng khác nữa thì những đối tượng đội lốt "nhà tuyển dụng" này sẽ cắt đứt mọi liên lạc với nạn nhân và ôm số tiền lừa được của nạn nhân và biến mất.

Hình thức tuyển dụng "việc nhẹ lương cao":

- Các bài đăng tin tuyển dụng lừa đảo thường đặt dưới các tiêu đề như: "tuyển cộng tác viên cho Shopee, Tiki, Lazada, Sendo"; "tuyển cộng tác viên tạo tương tác cho dự án hợp tác giữa Shopee với các chủ gian hàng", "Làm việc tại nhà với mức lương lên đến 500-700k/ngày"; "kiếm 10-20 triệu đồng/tuần không hề khó";...

- Bài đăng có hình thức sơ sài, không chuẩn theo form mẫu văn phòng, từ ngữ sử dụng không trang trọng, sai chính tả.

- Độ dài tin tuyển dụng thường rất ngắn.

- Ngoài ra, các bài tuyển dụng thường đánh vào tâm lý người xem bằng cụm từ "việc nhẹ lương cao".

3. Mời chào với mức lương, hoa hồng rất cao:

- Các bài đăng tuyển dụng lừa đảo thường mô tả công việc rất tốt, công việc nhẹ nhàng, có thể làm việc tại nhà;

- Mức lương nhận được hoặc mức hoa hồng thường rất cao, tùy theo doanh số người đó làm được.

Mức lương có thể dao động từ vài chục triệu đến vài trăm triệu trong một tháng hoặc hoa hồng của một lần tạo và thanh toán đơn hàng giả được các "nhà tuyển dụng" đưa ra thường là 10% đến 20% và giá trị đơn hàng càng lớn thì bạn có hoa hồng càng nhiều.

- Có các yêu cầu chuyển chuyển tiền, trả phí cho các khoản thu trước khi làm nhân viên chính thức như: tiền đặt cọc để đảm bảo trách nhiệm làm việc với Công ty; phí phát hành thẻ nhân viên chính thức...

- Nhà tuyển dụng luôn tạo áp lực đến ứng viên là phải hành động ngay.

- Mẫu bài đăng tuyển dụng thường có thời hạn ứng tuyển ngắn và bị hối thúc phải làm, phải nộp hồ sơ, thông tin ngay lập tức để giữ vị trí như "chỉ còn 3 ngày tuyển dụng duy nhất để trở thành cộng tác viên của shopee" hoặc "chỉ còn 5 vị trí trong đợt tuyển 100 cộng tác viên của đơn vị A, B, C nào đó...".

- Khi trở thành cộng tác viên thanh toán đơn hàng, ứng viên cũng cần thanh toán ngay khi có yêu cầu. Họ không cho nạn nhân có thời gian để nghĩ kỹ càng và khiến nạn nhân phải nhanh chóng liên hệ nhận việc vì sợ lỡ mất cơ hội "tốt".

Tài khoản nạn nhân chuyển tiền đến thường là tài khoản cá nhân:

- Tài khoản bạn chuyển tiền thường là tài khoản cá nhân, hoặc nhiều tài khoản cá nhân.

- Nạn nhân được yêu cầu thanh toán đơn đặt hàng, các khoản phí, khoản đặt cọc thông qua việc chuyển tiền vào một tài khoản cá nhân hoặc nhiều tài khoản cá nhân khác nhau thay vì là tài khoản của tổ chức.

- Đồng thời, tên chủ tài khoản khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền qua lại thường không giống với tên của "nhà tuyển dụng".

Tin tuyển dụng được đăng tải nhiều lần, đăng tải tại nhiều nơi hoặc tin tuyển dụng cũ được đăng lại.

Theo luật sư Phan Quốc Tuấn (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội), đánh vào tâm lý nhiều người muốn làm việc tại nhà để có thời gian chăm con, muốn kiếm thêm thu nhập...các đối tượng thường dùng mọi cách để lôi kéo họ tham gia, sau đó lừa đảo chiếm đoạt tiền của những người nhẹ dạ, cả tin. Một số hành vi có dấu hiệu lừa đảo tìm việc mà người tìm việc cần thận trọng như: thu tiền làm hồ sơ tuyển dụng, đặt cọc tiền trước khi chính thức nhận việc, bắt đóng tiền mở tài khoản trả lương, yêu cầu liên kết tài khoản ngân hàng với app (ứng dụng) trả lương.

Có thể thấy, những kẻ lừa đảo qua mạng thủ đoạn tuy đơn giản nhưng khó đối phó và thủ đoạn rất tinh vi. Các số điện thoại, số tài khoản ngân hàng hầu hết đều không chính chủ. Thậm chí chúng dùng nhiều tài khoản và thực hiện chuyển tiền nhiều lần nhằm xóa dấu vết điều tra của cơ quan chức năng.

Để chủ động phòng ngừa tội phạm, người dân cảnh giác và tuyên truyền đến người thân, bạn bè về thủ đoạn trên, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu.

Thời gian gần đây, hàng loạt hình thức lừa đảo qua mạng xã hội và qua điện thoại khiến nhiều người bị mắc bẫy, thiết hại về vật chất cho bản thân, gia đình. Hãy cùng chúng tôi “vạch mặt” những chiêu thức lừa đảo này…

Chiêu thức này, những kẻ giả danh, lừa đảo sử dụng công nghệ cao, ẩn danh dưới số điện thoại giống hệt số điện thoại công khai của cơ quan Công an, Viện Kiểm sát để gọi điện cho bị hại, thông báo họ đang bị kiện vì nợ tiền hoặc có liên quan đến một vụ án, chuyên án mà Cơ quan Công an đang điều tra, xác minh, đã có lệnh bắt của Viện Kiểm sát nhân dân...; yêu cầu bị hại kê khai tài sản, số tiền mặt hiện có và số tiền gửi trong các tài khoản ngân hàng.

Sau đó, các đối tượng dùng lời lẽ đe dọa sẽ bắt tạm giam nạn nhân để điều tra và yêu cầu họ chuyển tiền hoặc đọc mã OTP để chúng thực hiện việc chuyển tiền vào các tài khoản của chúng với vỏ bọc để xác minh, điều tra.

2. Giả danh nhân viên ngân hàng

Những kẻ giả danh thuê gười lập trình trang web giống trang web ngân hàng, đào tạo "nhân sự" gọi điện cho bị hại rồi từng bước lừa họ đăng nhập vào trang web đánh cắp thông tin và chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.

Đối tượng mạo danh là nhân viên của các nhà mạng gọi điện, nhắn tin hướng dẫn cú pháp để thực hiện nâng cấp sim 3G thành sim 4G nhằm lừa đảo, chiếm đoạt quyền kiểm soát sim điện thoại, đánh cắp các thông tin thẻ tín dụng, lấy mã OTP của tài khoản ngân hàng đăng ký theo số điện thoại đó

Đối tượng lừa đảo gọi điện thoại thông báo trúng thưởng (xe, điện thoại...), yêu cầu đóng phí để nhận thưởng rồi chiếm đoạt tiền.

Tình hình tội phạm sử dụng mạng xã hội với thủ đoạn dùng “bẫy tình” để lừa đảo phụ nữ chiếm đoạt tài sản có chiều hướng gia tăng với những phương thức thủ đoạn ngày càng tinh vi, có tổ chức, chuyên nghiệp.

Đối tượng lừa đảo nhắm tới những phụ nữ có hoàn cảnh éo le hay sống độc thân, khi sử dụng điện thoại, máy tính truy cập mạng xã hội. Sau khi đã làm thân, quen biết, đối tượng lừa đảo giả thông tin gửi tiền, quà về cho bạn gái. Sau đó giả là nhân viên hải quan yêu cầu đóng phí mới được nhận quà.

6. Tuyển cộng tác viên bán hàng

Đối tượng lừa đảo với hình thức cho người bị hại đặt mua đơn hàng trên mạng, nhân tiền chiết khấu ở 1-2 lần đầu, đến đơn hàng lớn hơn sẽ bị lừa mất tiền chuyển mua hàng.

7. Mạo danh cơ quan bảo hiểm xã hội

Đối tượng giả danh Fanpage Facebook của BHXH Việt Nam để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân. Thông báo nạn nhân đang nợ tiền bảo hiểm xã hội. Yêu cầu đóng phí để chiếm đoạt.

Đối tượng gửi link web và yêu cầu người cần nhận tiền làm từ thiện nhập thông tin thẻ, mật khẩu ngân hàng… để nhận tiền. Nạn nhân nhập thông tin xong, số tiền trong tài khoản của họ “không cánh mà bay”.

Đánh vào lòng tham của con người, nhiều trang mạng xã hội liên tục gửi đến người dùng thông tin dưới danh nghĩa "Xổ số kiến thiết Miền Bắc, xổ số kiến thiết miền Nam". Đối tượng tự xưng là cho số đề là số chuẩn, nếu không đúng sẽ được hoàn phí.

10. Hack facebook, zalo... để mượn tiền

Đối tượng lừa đảo chiếm quyền đăng nhập vào tài khoản facebook, zalo... nhắn tin cho bạn bè, người nhân của chủ facebook, zalo để hỏi mượn tiền.

Gọi điện thoại thông báo người thân đang nằm cấp cứu trong bệnh viện, yêu cầu chuyển tiền ngay để mổ gấp.

12. Giả danh ngân hàng gửi tin nhắn kích hoạt dịch vụ

Đối tượng lừa đảo gửi link trong tin nhắn điện thoại, yêu cầu kích hoạt dịch vụ. Khi truy cập vào, nạn nhân sẽ mất hết tiền trong tài khoản ngân hàng.

Gửi link thanh toán trực tuyến tham gia sàn giao dịch ảo. Yêu cầu nạn nhân gửi tiền trước đặt cọc rồi chiếm đoạt.

Gửi link để thanh toán trực tuyến. Yêu cầu nạn nhân gửi tiền trước đặt cọc rồi chiếm đoạt toàn bộ số tiền.

Đối tượng lừa đảo sẽ chuyển một khoản tiền vào tài khoản nạn nhân. Sau một thời gian, đối tượng gọi điện yêu cầu trả tiền như một khoản vay và đóng lãi.

Cung cấp khoản vay tiền với lãi suất thấp, thủ tục đơn giản, yêu cầu nạn nhân đóng phí làm thủ tục vay rồi chiếm đoạt.

17. Giả danh cán bộ xử lý vi phạm giao thông

Thông báo nạn nhân từ vi phạm lỗi giao thông và liên quan đến đường dây tội phạm, yêu cầu chuyển tiền để phục vụ điều tra.

Gọi điện thoại khủng bố, đòi nợ người vay và cả bạn bè, người thân của nạn nhân.

Lập Facebook, Zalo... rồi sử dụng uy tín của lãnh đạo của nạn nhân, nhắn tin cho cấp dưới để vay tiền.

20. Giả danh nhân viên viễn thông

Đối tượng giả danh nhân viên tổng đài các doanh nghiệp viễn thông, yêu cầu khách hàng đóng cước với số tiền lớn hoặc hù dọa, gây hoang mang cho khách hàng.

Cuộc gọi lừa đảo thông báo khóa thuê bao điện thoại không phải là chiêu trò mới nhưng tái diễn ở thời điểm này, giữa lúc thuê bao điện thoại di động cần cập nhật, chuẩn hóa thông tin cá nhân theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước.

người dùng sẽ nhận được một cuộc gọi thông báo họ sắp bị khóa thuê bao và yêu cầu thực hiện theo các bước. Lúc này, các đối tượng lừa đảo tự nhận là nhân viên nhà mạng, yêu cầu người dùng cung cấp số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân để kiểm tra trên hệ thống thuê bao đã đăng ký thông tin chính chủ hay chưa.

Nếu người dùng từ chối cung cấp, các đối tượng đưa ra nhiều lời đe dọa sẽ khóa thuê bao di động và yêu cầu người dùng làm theo hướng dẫn. Nếu thực hiện theo sẽ có nguy cơ mất quyền kiểm soát SIM điện thoại và kẻ xấu sẽ tiến hành chiếm đoạt các tài khoản khác như mã OTP ngân hàng, tài khoản mạng xã hội...

Cần làm gì để không bị mất tiền oan?

Với những hình thức lừa đảo như trên, để tránh bị lừa đảo, mất tiền oan, người dân cần cảnh giác: không chuyển tiền cho bất cứ ai khi chưa biết rõ họ; Cơ quan nhà nước Không làm việc qua điện thoại; Tuyệt đối không cung cấp mã OTP cho bất kỳ ai; Gọi điện xã nhận khi có người nhắn tin vay, mượn tiền; Các cách kiếm tiền "việc nhẹ, lương cao" trên mạng đều là lừa đảo.

Ngoài ra, người dân, khách hàng cũng có thể liên hệ với công an nơi gần nhất để thông báo và nhờ trợ giúp xác minh thông tin, đề nghị xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.