Nhiều người thắc mắc ngành điện tử viễn thông tiếng anh là gì, ngành này học về cái gì, ra trường làm gì. Để giúp bạn đọc giải quyết được vấn đề trên, E-PTIT sẽ cung cấp những thông tin liên quan đến chuyên ngành học này trong bài viết dưới đây. Hãy theo dõi bài viết ngay nhé!
Các trường đào tạo ngành điện tử viễn thông
Nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu ngành điện tử viễn thông học trường nào, CareerViet sẽ giới thiệu đến bạn những địa chỉ đào tạo lĩnh vực này chất lượng bậc nhất cả nước:
Khi tham gia đào tạo tại các trường Đại học, sinh viên sẽ được đào tạo chuyên môn về lĩnh vực điện tử, truyền thông, công nghệ kỹ thuật điện tử, hệ thống phát thanh truyền hình, công nghệ phân tích và xử lý tín hiệu, âm thanh… Ngoài ra, người học còn được cung cấp kỹ năng vận hành, bảo trì, sửa chữa, cải tiến và nâng cấp hệ thống… áp dụng trong công nghiệp và đời sống dân dụng.
Trường đào tạo ngành học điện tử viễn thông (Nguồn: Internet)
Chương trình đào tạo từ xa ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông của PTIT có gì?
Nếu bạn cảm thấy bản thân phù hợp với ngành này, đang tìm hiểu ngành điện tử viễn thông tiếng anh là gì để theo đuổi thì có thể tham khảo hệ đào tạo từ xa chuyên ngành kỹ thuật điện tử viễn thông của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
Đây là chương trình đào tạo đại học từ xa có hình thức giảng dạy và học tập theo phương pháp trực tuyến, không cần phải đến trường. Giảng viên và học viên sẽ sử dụng hệ thống đào tạo trực tuyến Elearning PTIT của nhà trường để kết nối, tương tác. Các bài giảng và học liệu hướng dẫn sẽ biên soạn dưới dạng tài liệu online như video, audio hoặc các slides thuyết trình.
Cuối mỗi học phần, học viện sẽ tổ chức kỳ thi trực tiếp để đánh giá năng lực của học viên và trao bằng tốt nghiệp vào cuối hệ đào tạo. Vấn đề bằng cấp đã được bộ Giáo dục và Đào tạo thừa nhận giá trị nên học viên có thể sử dụng để đi xin việc như các bằng đại học chính quy hiện nay.
Vậy là bạn đã biết ngành điện tử viễn thông tiếng anh là gì và nếu cảm thấy thích thú về cách giảng dạy của hệ đào tạo từ xa PTIT hãy để lại liên hệ phía dưới để thầy, cô tư vấn thêm cho bạn nhé!
Mong là những chia sẻ của E-PTIT về ngành điện tử viễn thông tiếng anh là gì, học về cái gì sẽ giúp bạn giải quyết được những thắc mắc của bản thân. Đừng quên theo dõi website của học viện để đọc thêm các thông tin bổ ích khác nhé!
Nguồn: Elcom.com.vn; Ptithcm.edu.vn
Kỹ sư Điện tử - Viễn thông không phải là đi kéo cáp, sửa chữa TV mà có thể làm về bán dẫn, phần mềm với lương khởi điểm 12-20 triệu đồng một tháng.
PGS.TS Nguyễn Đức Minh, Phó hiệu trưởng trường Điện - Điện tử, Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết Điện tử - Viễn thông là một trong những ngành mũi nhọn của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và là ngành có nhu cầu nhân lực cao ở Việt Nam và trên thế giới.
Đặc biệt, Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng của ngành công nghiệp bán dẫn, nhu cầu nhân lực chất lượng cao khoảng 1.000 kỹ sư mỗi năm. Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông là một trong những ngành học cung cấp nhiều nhân lực nhất.
Tại Việt Nam, hầu hết đại học khối kỹ thuật đào tạo ngành này. Tuy nhiên, chương trình học không giống nhau hoàn toàn.
Thầy Minh cho biết tại Đại học Bách khoa Hà Nội, sinh viên được học sâu về nhiều lĩnh vực.
Đầu tiên là mạch điện tử, vi mạch (thiết kế và chế tạo chip bán dẫn), cấu trúc máy tính (máy tính nhúng - là các máy tính được đưa vào trong ôtô, thiết bị điện tử như tivi, tủ lạnh, camera, thiết bị viễn thông như trạm phát 4G, 5G, wifi).
Lĩnh vực thứ hai là lập trình, từ phần cứng đến phần mềm ứng dụng như website, ứng dụng di động, cơ sở dữ liệu, máy chủ. Sinh viên cũng được học về hệ thống thông tin di động (4G, 5G), mạng máy tính; thiết bị Y sinh; AI/ML và xử lý tín hiệu âm thanh, tiếng nói, ảnh, video, đa phương tiện, sóng điện tử từ trường.
Nội dung học và cơ hội nghề nghiệp ngành Điện tử - Viễn thông. Video: trường Điện - Điện tử, Đại học Bách khoa Hà Nội.
Tại trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP HCM, chương trình gồm các môn học liên quan đến công nghệ tiêu biểu như thông tin di động và không dây, các hệ thống kết nối Internet IoT, siêu âm tần và an-ten, mạng viễn thông và mạng máy tính, phát thanh truyền hình, xử lý số tín hiệu, vi mạch số, vi mạch tín hiệu tương tự và hỗn hợp, MEMS, thiết kế hệ thống nhúng sử dụng vi điều khiển, FPGA, DSP và SoC.
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông chia ngành này thành ba chuyên ngành là Mạng và dịch vụ Internet, Thông tin vô tuyến và di động, Hệ thống IoT.
Thời gian học ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông ở các trường phổ biến là 4 năm với hệ cử nhân và 4,5-5 năm với hệ kỹ sư.
Tại Đại học Bách khoa Hà Nội, sinh viên có thể học chương trình cử nhân (4 năm), tích hợp cử nhân - kỹ sư (5-5,5 năm), tích hợp cử nhân - thạc sĩ (5,5 năm). Nếu học lên tiến sĩ, thời gian đào tạo khoảng 8,5 năm.
Ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông ở hầu hết trường có mức học phí 20-50 triệu đồng một năm.
Như với Đại học Bách khoa Hà Nội, học phí chương trình chuẩn trung bình khoảng 22-28 triệu đồng một năm. Với chương trình tiên tiến, học phí 40-45 triệu, chương trình liên kết với Đại học Leibniz Hannover (Đức) là khoảng 55-65 triệu đồng.
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông thu trung bình 27-34 triệu đồng một năm cho chương trình đại trà.
Đại học Bách khoa TP HCM thu khoảng 15 triệu đồng một học kỳ, một năm học có 2-3 kỳ.
Thầy Minh lưu ý học sinh không nên nghe các thông tin sai lệch về công việc của kỹ sư điện tử viễn thông như phải đi kéo cáp, sửa chữa TV. Đây là công việc dành cho công nhân kỹ thuật.
Kỹ sư tốt nghiệp ngành Điện tử - Viễn thông sẽ làm trong các mảng công việc: thiết kế sản xuất vi mạch bán dẫn, bảng mạch điện tử; phát triển phần mềm; thiết kế lập trình các máy tính nhúng; thiết kế vận hành, tối ưu mạng máy tính và mạng truyền thông; phân tích dữ liệu, trí tuệ nhân tạo/học máy; phát triển vận hành thiết bị điện tử y tế (thiết bị y sinh).
Các công ty tuyển dụng kỹ sư điện tử viễn thông gồm:
- Công ty vi mạch bán dẫn: Samsung, Intel, Infineon, Bosch, Qorvo, CoAsia, Renesas, Marvel, Qualcomm, Mediatek, TSMC...
- Công ty phần mềm nhúng: FPT Software, Viettel High Tech, VNPT Technology, Samsung, Toshiba, Panasonics, Nissan, LG Electronics...
- Công ty phần mềm: FPT Software, Zalo, VNG...
- Các doanh nghiệp cần phân tích dữ liệu như ngân hàng, công ty bảo hiểm.
- Các công ty viễn thông như Viettel, VNPT, Mobifone, Vinaphone, FTel.
Theo khảo sát của trường Đại học Bách khoa Hà Nội, mức lương kỹ sư Điện tử viễn thông mới ra trường là 12-20 triệu đồng một tháng, sau 5 năm là khoảng 30 triệu đồng.
Với ngành bán dẫn, số liệu của Cộng đồng Vi mạch Việt Nam cho thấy trung bình lương sau thuế trong năm đầu đi làm của kỹ sư thiết kế chip là gần 220 triệu đồng, tức trung bình hơn 18 triệu đồng một tháng. Với 5 năm kinh nghiệm, người làm công việc này có thu nhập trên 330 triệu đồng một năm. Con số này tăng dần lên hơn 800 và 1,3 tỷ đồng nếu có 15-20 năm kinh nghiệm.
Nếu không đi làm ngay sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể ứng tuyển các học bổng thạc sĩ, tiến sĩ tại Pháp, Hàn Quốc, Đức, Đài Loan, Nhật Bản. Ở Bách khoa Hà Nội, 95% sinh viên làm việc tại các doanh nghiệp sau tốt nghiệp, 5% du học.
Ngành điện tử viễn thông và thông tin cần biết (Nguồn: Internet)
Mức lương của ngành điện tử viễn thông
Mức lương của ngành điện tử viễn thông phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp, yêu cầu chuyên môn, năng lực người lao động… Tuy nhiên, so với mặt bằng chung thì mức lương của ngành này được xem là khá hấp dẫn. Sinh viên mới ra trường có thu nhập từ 7 - 15 triệu đồng/tháng. Mức lương đối với kỹ sư lành nghề dao động từ 11 - 20 triệu đồng/tháng. Đối với kỹ sư cao cấp, bộ phận quản lý thì mức lương nhận được từ 45 - 50 triệu đồng/tháng.