Tất cả đánh giá 1+ sao 2+ sao 3+ sao 4+ sao 5 sao (Tốt nhất)
Người làm nghệ thuật, doanh nhân, người dẫn chương trình...
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã xây dựng mối quan hệ hợp tác về nhiều mặt với nhiều tỉnh thành trong cả nước và quốc tế. Tính đến tháng 9 năm 2015, tỉnh đã ký xác lập quan hệ đối tác kết nghĩa với các địa phương sau đây:
Sverdlovsk Oblast, Liên Bang Nga
Nenets Autonomous Okrug, Liên Bang Nga
Về việc quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách tỉnh ủy thác qua Chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh
để cho vay đối với hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
Căn cứ Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành cơ chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách Xã hội;
Căn cứ Thông tư số 161/2010/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế xử lý nợ bị rủi ro của Ngân hàng Chính sách Xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ;
Thực hiện Văn bản số 316/NHCS-TD ngày 02 tháng 5 năm 2003 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội về hướng dẫn nghiệp vụ cho vay đối với hộ nghèo; Văn bản số 676/NHCS-TD ngày 22 tháng 4 năm 2007 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội về việc sửa đổi một số điểm của Văn bản số 316/NHCS-TD;
Thực hiện Văn bản số 949A/NHCS-KH ngày 11 tháng 5 năm 2010 của Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam hướng dẫn về xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Chính sách Xã hội;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh tại Tờ trình liên ngành số 2490/TTr/LSTC-LĐTBXH-NHCSXH ngày 04 tháng 10 năm 2013 của liên ngành: Sở Tài chính - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc thực hiện cho vay đối với hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu theo cơ chế cho vay của Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội,
Điều 1. Cho phép chuyển hình thức tạm ứng vốn ngân sách tỉnh thành hình thức ủy thác vốn qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh để cho vay hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Giao Sở Tài chính ký hợp đồng ủy thác vốn ngân sách tỉnh với Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh.
- Giao Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh tiếp nhận vốn, đồng thời thực hiện ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội (Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên) để cho vay hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh như quy định của Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam.
Điều 2. Đối tượng, lãi suất và quy trình thủ tục cho vay
- Đối tượng cho vay là hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh công bố trong từng thời kỳ;
- Quy trình cho vay, thu nợ, hồ sơ cho vay, mức cho vay hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu như quy định cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam.
- Lãi suất cho vay, lãi suất quá hạn bằng lãi suất cho vay, lãi suất quá hạn chương trình cho vay hộ cận nghèo theo chuẩn quốc gia.
1. Phạm vi xử lý nợ bị rủi ro: chỉ xử lý đối với các trường hợp do nguyên nhân khách quan;
2. Nguyên tắc, quy trình và hồ sơ xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan thực hiện theo hướng dẫn của Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam. Giao Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính trình Trưởng ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quyết định.
3. Về nguồn vốn và thẩm quyền xử lý rủi ro:
- Đối với rủi ro do nguyên nhân khách quan xảy ra trên diện rộng vượt quá Quỹ dự phòng rủi ro do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
- Đối với rủi ro do nguyên nhân khách quan xảy ra thuộc diện đơn lẻ, cục bộ do Trưởng ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh quyết định khoanh nợ và xóa nợ trong phạm vi Quỹ dự phòng rủi ro. Trường hợp Quỹ dự phòng rủi ro được trích lập không đủ thì trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định cấp kinh phí bù đắp hoặc giảm trừ nguồn vốn cho vay.
Điều 4. Cho phép Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh thực hiện phân phối tiền lãi thu được từ chương trình cho vay hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh như sau:
- Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh: 70% (Trong đó: Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội các huyện, thành phố có trách nhiệm chi trả phí ủy thác cho các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, chi hoa hồng cho Tổ tiết kiệm và vay vốn theo quy định của Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam trong từng thời kỳ).
- Trích lập quỹ dự phòng rủi ro: 30%.
- Hàng quý, căn cứ số tiền lãi thực thu được từng quý của chương trình cho vay hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh trên từng địa bàn, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội các huyện, thành phố thực hiện trích lập dự phòng rủi ro, chi trả phí ủy thác cho các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, chi hoa hồng cho Tổ tiết kiệm và vay vốn theo quy định của Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam và đồng thời thực hiện tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh đồng gửi Sở Tài chính.
Điều 5. Chi phí hoạt động của Ban Chỉ đạo giảm nghèo các cấp do ngân sách các cấp bảo đảm theo quy định về phân cấp quản lý ngân sách trên cơ sở dự toán chi do Ban Chỉ đạo giảm nghèo lập hàng năm được Ủy ban nhân dân các cấp phê duyệt.
Điều 6. Trách nhiệm của các cơ quan đơn vị, địa phương
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Đôn đốc Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố rà soát, bổ sung kịp thời danh sách hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh gửi Ngân hàng Chính sách Xã hội để làm cơ sở xét duyệt, cho vay vốn.
- Định kỳ kiểm tra, giám sát việc thực hiện cho vay để bảo đảm cho vay đúng đối tượng.
- Hàng năm, căn cứ tình hình thực tế của địa phương, chủ trì phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh để tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh tăng, giảm, điều chuyển nguồn vốn ủy thác cho Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh.
- Lập dự toán chi hoạt động của Ban Chỉ đạo giảm nghèo tỉnh hàng năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Định kỳ 6 tháng, năm báo cáo tình hình hoạt động cho vay xóa đói giảm nghèo về Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Định kỳ hàng năm thực hiện kiểm tra tình hình sử dụng vốn ngân sách theo mục đích ủy thác.
- Cân đối ngân sách hàng năm để bố trí dự toán bổ sung vốn đối với chương trình cho vay hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh.
- Thực hiện chuyển vốn ủy thác sang Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh để cho vay hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
3. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội các huyện, thành phố:
- Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh tăng, giảm, điều chuyển nguồn vốn ủy thác.
- Chủ động điều hòa nguồn vốn giữa các huyện, thành phố để sử dụng hết chỉ tiêu vốn được giao.
- Quản lý và sử dụng vốn ủy thác theo đúng các quy định nêu trên.
- Thực hiện giải ngân cho vay hộ nghèo theo danh sách đã được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan thu hồi nợ, sử dụng vốn thu hồi để cho vay quay vòng; kiểm tra vốn vay và xử lý nợ theo quy định.
- Định kỳ hàng quý báo cáo về cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cùng cấp tình hình hoạt động cho vay, thu nợ đối với chương trình cho vay hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh trên địa bàn quản lý.
4. Tổ chức Hội, Đoàn thể nhận ủy thác các cấp:
- Tuyên truyền, phổ biến chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; chỉ đạo, hướng dẫn thành lập Tổ TK&VV, bầu Ban quản lý Tổ, tổ chức bình xét công khai hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh có nhu cầu và đủ điều kiện đưa vào danh sách đề nghị vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội, trình Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.
- Nhận và thông báo kết quả phê duyệt danh sách hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh được vay vốn, để Tổ TK&VV thông báo đến từng hộ gia đình được vay vốn; cùng Tổ TK&VV chứng kiến việc giải ngân, thu nợ, thu lãi của người vay tại điểm giao dịch của Ngân hàng Chính sách Xã hội.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, thông báo kịp thời cho Ngân hàng Chính sách Xã hội nơi cho vay về các trường hợp sử dụng vốn vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, sử dụng vốn sai mục đích để có biện pháp xử lý thích hợp, kịp thời.
- Đôn đốc Tổ TK&VV thực hiện theo hợp đồng ủy nhiệm đã ký kết với Ngân hàng Chính sách Xã hội; đôn đốc hộ vay đem tiền đến điểm giao dịch của Ngân hàng Chính sách Xã hội để trả nợ gốc theo kế hoạch trả nợ đã thỏa thuận.
- Chỉ đạo, theo dõi kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của hộ vay; kiểm tra hoạt động của Tổ TK&VV và kiểm tra hoạt động của tổ chức Hội, đoàn thể cấp dưới.
- Tổ chức giao ban, sơ kết, tổng kết theo định kỳ để đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại, vướng mắc; Tổ chức tập huấn nghiệp vụ ủy thác cho cán bộ tổ chức Hội, cán bộ Tổ TK&VV; Phối hợp với các cơ quan chức năng phổ biến, tuyên truyền và tập huấn lồng ghép công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, để giúp hộ vay sử dụng vốn vay có hiệu quả.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
- Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân các xã thường xuyên tổ chức rà soát, điều chỉnh, bổ sung kịp thời vào danh sách những hộ thuộc diện hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh.
- Chỉ đạo Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội các huyện, thành phố thực hiện đúng cơ chế chính sách cho vay từ nguồn vốn ủy thác.
6. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn:
- Chịu trách nhiệm xác nhận đúng đối tượng vay vốn theo mẫu 03/TD của Ngân hàng Chính sách Xã hội.
- Thường xuyên tổ chức rà soát, điều chỉnh, bổ sung kịp thời vào danh sách những hộ thuộc diện hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh để Ngân hàng Chính sách Xã hội làm cơ sở xét duyệt cho vay vốn.
- Phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội, tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác, các cơ quan đơn vị có liên quan kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đôn đốc thu hồi nợ.
- Phối hợp với các cơ quan đơn vị có liên quan trong việc xác nhận hộ vay vốn bị rủi ro trên địa bàn.
- Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
- Bãi bỏ Quyết định số 7179/2004/QĐ-UB ngày 07 tháng 10 năm 2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quy định về việc ban hành quy định lập, quản lý và sử dụng quỹ xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Quyết định số 22/2011/QĐ-UBND ngày 25 tháng 5 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về ban hành quy chế xử lý nợ bị rủi ro trong Chương trình cho vay hộ nghèo bằng nguồn vốn ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Văn bản số 3247/UBND-VP ngày 14 tháng 6 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc điều chỉnh tăng lãi suất cho vay hộ nghèo, giải quyết việc làm và các đối tượng chính sách khác từ nguồn vốn địa phương; và các văn bản khác có liên quan của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về chương trình cho vay hộ nghèo bằng nguồn vốn ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh.
Điều 8. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc các cơ quan, đơn vị, địa phương cần phản ảnh kịp thời về Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh, Sở Tài chính để phối hợp nghiên cứu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế nhằm đảm bảo sử dụng vốn ủy thác đúng mục đích và đạt hiệu quả.
Điều 9. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Tỉnh/Tp {{c.name}} ({{c.count}})
Lọc kết quả Làm mới bộ lọc
Ngày 13/6, Đoàn Giám sát liên ngành tỉnh tiếp tục chương trình giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) và an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tại Công ty TNHH Tùng Sơn (xã Xuân Sơn, huyện Châu Đức).
Công ty TNHH Tùng Sơn hiện có 769 người lao động (NLĐ), trong đó có 526 NLĐ sản xuất trực tiếp; 564 NLĐ được ký kết hợp đồng lao động, 205 NLĐ học việc. Trung bình tiền lương của NLĐ 6,7 triệu đồng/tháng. Tính đến tháng 5/2019, công ty đã đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTN-BNN cho 564 NLĐ. Đối với việc thực hiện pháp luật lao động về TƯLĐTT, công ty chưa xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở, quy chế đối thoại, quy chế hội nghị NLĐ; chưa tổ chức đối thoại định kỳ, chưa tổ chức hội nghị NLĐ. Về thực hiện công tác ATVSLĐ, công ty chưa xây dựng và thực hiện kế hoạch ATVSLĐ hàng năm; chưa xây dựng và thực hiện phương án bảo đảm ATVSLĐ, kế hoạch xử lý sự cố khẩn cấp; chưa phân loại sức khỏe NLĐ; Chưa tổ chức quan trắc môi trường lao động; Không xây dựng các nội quy, quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật ATVSLĐ đối với máy, thiết bị tại nơi làm việc…
Tại buổi làm việc, Đoàn Giám sát đề nghị DN thực hiện tuân thủ quy định của pháp luật về công tác ATVSLĐ và TƯLĐTT; khẩn trương khắc phục các tồn tại, hạn chế hiện nay.