Làm Lại Từ Đầu Ở Tuổi 40

Làm Lại Từ Đầu Ở Tuổi 40

Em năm nay 39 tuổi. Ở tuổi này, bạn bè em đã yên ổn với chồng con, ai không lập gia đình cũng đã có sự nghiệp. Em thì đang trắng tay.

ích lợi và nguy cơ khi làm mẹ ở tuổi 40

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Chuyển hướng làm ăn đủ kiểu từ dịch tới giờ nhưng tôi làm đâu thua đấy, cuộc sống bế tắc, vốn liếng cạn kiệt, nợ nần chồng chất.

Tôi đang ở độ tuổi 40. Sau đợt dịch, tôi có cảm giác mình càng ngày càng lún vào hố sâu trầm cảm. Đặc biệt là trong dịch, mọi thứ chững lại, tích lũy bao nhiêu cũng bay sạch. Sau đó, sức khỏe của tôi đi xuống rõ rệt, nhất là hệ hô hấp, cảm mạo, xương khớp. Như mấy hôm rồi trái gió trở trời là tôi lại đau nhức cả đêm không ngủ được.

Tôi cố gắng tìm cách vay mượn để khởi động lại các dự án làm ăn nhưng đều không được vì không có vốn. Đi vay ngân hàng thì người ta yêu cầu này nọ. Buồn cười nhất là tôi vay vốn làm ăn kinh doanh, nhưng ngân hàng đòi thế chấp tài sản, hoặc tiết kiệm bảo đảm... Nếu có sẵn thì tôi lấy ra làm ăn từ lâu rồi, cần gì vay. Nhưng mà tôi cũng hiểu cho họ vì giờ nợ xấu nhiều, lỡ như tôi phá sản thì họ thu hồi làm sao? Nói chung là khó.

Từ dịch tới giờ, tôi chuyển hướng làm ăn các kiểu rồi nhưng vẫn không được. Giờ tôi chỉ toàn thắt lưng buộc bụng. Mọi thứ bán được tôi đều bán cả rồi, tiền tiết kiệm cũng xài hết ngay từ khi dịch bùng phát (để trả lãi ngân hàng), cầm cố được cũng hết cả tài sản giá trị. Có miếng đất tôi mua để dành dưỡng già, nhưng giờ rao bán cũng chẳng có ai mua (kể cả bị cò ép giá một nửa giá mua gốc). Thế là tôi cứ cố gượng đôi lần rồi gục ngã luôn.

Giờ tôi thật sự cảm thấy rất bức bối, mâu thuẫn, chán nản, tuyệt vọng và không ngừng nghĩ đến việc chấm dứt tất cả, để không phải lo nghĩ gì, không phải gánh nợ, không phải trách nhiệm... Đúng là sự tàn phá hậu đại dịch quá khủng khiếp. Tôi biết ý thức của mình không ổn, nhưng không biết thoát ra cách nào cả, khi chỉ mở mắt ra, hoặc đến hạn là ngân hàng, chủ nợ gọi hối...

Tôi cứ xoay mòng mòng trong cái đống mượn đầu này, đắp đầu kia... Và gần nhất, đến cả tiền điện, nước, ăn uống hàng ngày tôi cũng đã phải để ý cân đo đong đếm rồi. Thực sự bế tắc.

Tôi muốn buông xuôi chính bản thân mình. Nhưng còn cuộc sống, đặc biệt, với những người thân, những người đặt niềm tin ở mình, thì tôi không thể nói buông là buông được. Thế nên, tôi không cho phép mình bỏ cuộc, vẫn cố vùng vẫy, dù là trong vô vọng.

Hiện tại, dù khó khăn, nhưng tôi lại vừa đăng ký học lại. Ở cái tuổi 4X, trở lại với sách vở quả là một thử thách cao độ với tôi. Nhưng đó là điều là bắt buộc để có một khởi đầu mới tốt đẹp hơn. Cùng may là bên tôi còn có vợ - người kiên trì, vững tin, luôn động viên tôi làm lại từ đầu, phá bỏ những suy nghĩ tiêu cực trong tôi.

Tôi biết nhiều người cũng đang giống tôi, mệt mỏi với cuộc chiến sinh tồn sau dịch và cũng có ý nghĩ buông xuôi. Tôi nghĩ rằng, chúng ta buông xuôi cũng được, nhưng đừng bỏ cuộc. Dù hiện tại khó khăn nhiều như thế, nhưng tôi vẫn tin, mọi thứ sẽ khác, nếu mình thay đổi dần dần. Dù ban đầu khó khăn vẫn bủa vây, đau đớn và mỏi mệt, nhưng còn nước là còn tát. Mệt quá thì dừng lại, tạm buông bỏ để mọi thứ lắng lại, rồi sau đó phải cất bước lên.

* Bạn có đang trải qua giai đoạn khó khăn vì không tìm được việc làm?

Late bloomer (tài năng nở muộn) là một cụm từ trong tiếng Anh chỉ những cá nhân phải đến một thời điểm khá muộn so với bạn bè cùng trang lứa mới tìm được con đường hay đam mê cho chính mình. Dương Tuấn Anh, cựu sinh viên ngành Truyền thông Chuyên nghiệp tại RMIT, chính là một trường hợp như vậy

Hiện là Quản lý Nội dung tại Sea Group và quản lý team 20 thành viên, chịu trách nhiệm nội dung cho game Liên Quân ở Việt Nam và mảng sản xuất phim kỹ xảo trên toàn cầu, Tuấn Anh chia sẻ, nếu không quyết định lựa chọn bắt đầu học lại đại học ở tuổi 24, em không biết liệu hiện tại mình sẽ là người như thế nào, cuộc sống sẽ ra sao.

RMIT xin đươc chia sẻ với cha mẹ cuộc trò chuyện ngắn với Tuấn Anh để hiểu thêm câu chuyện đằng sau lựa chọn đầy thử thách nhưng cũng rất đáng giá của cựu sinh viên ngành Truyền thông chuyên nghiệp này.

Giống như rất nhiều bạn trẻ ở độ tuổi 18 còn thiếu va chạm thực tế để có thể định hướng tương lai, em cũng từng rơi vào tình trạng không biết bản thân thực sự yêu thích ngành nghề gì khi đứng trước ngưỡng cửa đại học. Cuối cùng, lắng nghe theo định hướng của cha mẹ, em quyết định theo học Ngân hàng như một giải pháp an toàn. Và đáng buồn thay, khi cầm tấm bằng tốt nghiệp trên tay cũng là lúc em nhận ra đây không phải công việc đem lại cho mình niềm vui và hứng khởi mỗi ngày.

Thế là ở tuổi 24 – độ tuổi nhiều bạn cùng trang lứa đã có 1-2 năm kinh nghiệm đi làm, em khởi động hành trình đi tìm “bến đỗ” mới cho sự nghiệp.

Thời điểm đó em có 3 lựa chọn: Một là theo hẳn nghiệp nhảy – tức sở thích bấy lâu của em, hai là theo hướng quân đội vì bố mẹ em đều làm quân đội, và ba là cho mình cơ hội cuối cùng để tìm ra ngành học và con đường sự nghiệp phù hợp.

Không muốn theo hẳn nghệ thuật nhưng lại thích một công việc cho mình sự sáng tạo và cũng cần tư duy logic, em khát khao tìm được một ngành học vừa giúp mình phát huy được sự năng động lẫn tư duy đổi mới của bản thân lại vừa tận dụng được thế mạnh sẵn có là khả năng ngoại ngữ. Sau khi quyết định theo phương án cuối cùng, em đã tìm ra ngành Truyền thông chuyên nghiệp của Đại học RMIT, nơi em cảm thấy hội tụ đủ và dung hoà được tất cả những tiêu chí đã đề ra.

Trước đây, khi tìm hiểu về RMIT, em đã nghe khá nhiều định kiến, những lời đồn thổi không có căn cứ về trường. Nhưng em vẫn quyết định chọn RMIT dựa trên tiêu chí môi trường học tập năng động và các dịch vụ hỗ trợ việc làm cho sinh viên, chứ không phải theo định kiến của những người xung quanh. Và thực tế đã chứng minh rằng em đúng vì RMIT làm rất tốt ở những khía cạnh này.

Dù bắt đầu lại ở môi trường học tập mới với những sinh viên kém mình đến 5-6 tuổi, nhưng chính nhờ khởi đầu mới này mà lần đầu tiên trong đời, em cảm thấy mỗi ngày đi học là một ngày vui bởi môi trường học mới tôn trọng sự khác biệt, coi trọng sự sáng tạo không biên giới và trao cho sinh viên sự tự chủ, linh hoạt để bứt phá, giúp em cảm thấy tự tin hơn khi theo đuổi đam mê của mình.

Sau 5 năm tốt nghiệp ngành Truyền thông tại RMIT, em đã trải qua nhiều môi trường làm việc và hiện tại phần nào đã đạt được một số thành công nhất định, tạo dựng chỗ đứng cho riêng mình trong lĩnh vực Tiếp thị & Truyền thông. Hiện em đang nắm giữ vị trí Quản lý Nội dung tại Sea Group và quản lý team 20 thành viên, chịu trách nhiệm nội dung cho game Liên Quân ở Việt Nam và mảng sản xuất phim kỹ xảo trên toàn cầu. Công việc hiện tại đem lại cho em niềm vui và hứng khởi mỗi ngày – điều mà em chắc chắn rằng nếu cứ ngại thay đổi, ngại bước ra khỏi vòng an toàn mà đi theo con đường cũ, em sẽ không bao giờ có được niềm hạnh phúc này.

Chúng ta có thể chưa biết mình thuộc về đâu, chúng ta lựa chọn bây giờ và hối hận về sau… Dù là lựa chọn đúng hay sai, tốt hay chưa tốt, các em hãy tin rằng không bao giờ là quá muộn để bắt đầu lại từ đầu nếu các em tin rằng đó là con đường đúng đắn. Các em hãy tập trung phát triển bản thân thành một nhân sự chất lượng thông qua giáo dục và trải nghiệm, rồi thời cơ để em tỏa sáng rực rỡ sẽ đến.

👉 Để tìm hiểu về chương trình Cử nhân Truyền thông Chuyên nghiệp của RMIT, vui lòng nhấn vào ĐÂY

👉 Làm việc trong ngành truyền thông thì thế nào?

👉 Phân biệt ngành Tiếp thị Số & ngành Truyền thông Chuyên nghiệp của RMIT