Nguyên tắc hoạt động tư vấn được hướng dẫn tại Điều 7 Nghị định 87/2002/NĐ-CP về hoạt động cung ứng và sử dụng dịch vụ tư vấn, theo đó:
- Nguyên tắc của hoạt động tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hình sự
Tuân thủ pháp luật là một trong những nguyên tắc hàng đầu mà Luật sư phải thực hiện nghiêm túc trong quá trình Luật sư hoạt động vấn pháp luật về hình sự. Tại Điều 5 Luật Luật sư năm 2006 (được sửa đổi, bổ sung năm 2012) quy định một trong những nguyên tắc hành nghề Luật sư là “tuân thủ Hiến pháp và pháp luật”.
“Pháp luật bao gồm tất cả các quy định được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới hình thức Bộ luật, Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết, Nghị định, Thông tư... Ngoài ra, tại điểm a khoản 2 Điều 21 Luật Luật sư năm 2006 (được sửa đổi, bổ sung năm 2012) còn quy định Luật sư có nghĩa l vụ: “Tuân theo các nguyên tắc hành nghệ Luật sư quy định tại Điều ý của Luật này".
Việc Luật sư thực hiện đúng, thực hiện đầy đủ, thực hiện nghiêm t túc các quy định của pháp luật trong quá trình hành nghệ Luật sư nói chung và trong hoạt động tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hình sự nổi riêng là một trong những yếu tố tạo lập được niềm tin của khách hàng xây dựng lên uy tín, thương hiệu của Luật sư với khách hàng bền và lâu dài.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest
- Các dịch vụ nghề Luật sư hình sự cũng cung cấp cho khách hàng
Nghề Luật sư cũng cung cấp các dịch vụ cho khách hàng như nhiều ngành nghề khác, cũng tuân theo quy luật “cung - cầu” của nền kinh tế thị trường, cũng phải thấm nhuần tôn chỉ “khách hàng là thượng đế", tuy nhiên dịch vụ của Luật sư lại là loại dịch vụ đặc biệt, đó là “dịch vụ pháp lý”. Luật sư phải tôn trọng sự lựa chọn Luật sư của khách hàng, chi tiếp nhận vụ việc trong khả năng chuyên môn, điều kiện, năng lực, kinh nghiệm của mình và thực hiện vụ việc đó trong phạm vi yêu cầu hợp pháp của khách hàng. Không phải vì “khách hàng là thượng đế” mà Luật sư phải làm theo mọi yêu cầu của khách hàng.
Luật sư có quyền từ chối cung cấp dịch vụ pháp lý nếu yêu cầu của khách hàng là yêu cầu vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội hoặc việc thực hiện yêu cầu đó có thể dẫn đến vi phạm pháp luật hoặc trái với quy tắc đạo đức nghề nghiệp Luật sư. Luật sư có quyền từ chối không ký kết hợp đồng tư vấn cho khách hàng khi việc tư vấn dẫn đến việc Luật sư hoặc khách hàng phải vi phạm pháp luật; hoặc khách hàng -êu cầu tiến hành một vụ kiện chống lại khách hàng cũ; hoặc không phải vì lợi ích cá nhân mà Luật sư khuyên khách hàng phải khai báo gian dối, thậm chí không phải là người chủ xướng những hành động xấu, vi phạm pháp luật hoặc gian dối, Luật sư cũng không được ủng hộ những hành vi như vậy.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý đăng ký nhãn hiệu của Công ty Luật TNHH Everest
3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Nguyên tắc của hoạt động tư vấn pháp luật hình sự được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Nguyên tắc của hoạt động tư vấn pháp luật hình sự có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: [email protected].